Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu tại khoản 6 Điều 5 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, phần mềm tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trên máy vi tính phải có bản quyền, có minh chứng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT mới đây đã có hướng dẫn các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo - Bộ Công an và các đại học, học viện, trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ một số nội dung nhằm thực hiện nghiêm túc Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành tại Thông tư 23 ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Quy chế).
Theo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, việc thi đánh giá năng lực ngoại ngữ có thể được thực hiện theo hình thức thi trên máy vi tính, bên cạnh hình thức thi trên giấy (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Công văn hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT nêu rõ, để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị phải xây dựng Đề án tổ chức thi đáp ứng quy định tại Điều 5 của Quy chế, gửi về Cục. Các đơn vị cũng phải công khai Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình và cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh các hướng dẫn về đề thi, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, Cục Quản lý chất lượng của Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn cụ thể về phần mềm tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trên máy tính.
Theo đó, phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 6 Điều 5 của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Phần mềm phải có bản quyền, có minh chứng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Các đơn vị tổ chức thi cũng phải đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình Tài liệu hướng dẫn thi trên máy vi tính cùng với Đề án tổ chức thi. Trước buổi thi, đơn vị tổ chức thi phải hướng dẫn thí sinh cách làm bài thi trên máy vi tính.
Đối với việc tổ chức coi thi theo hình thức thi trên máy tính, theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, việc tổ chức thi và quy trình coi thi trên máy vi tính được quy định tại các Điều 18, 19, 20 của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.
Ngoài ra, để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan đồng thời giảm thiểu và kịp thời xử lý các rủi ro về kỹ thuật, Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ lưu ý thực hiện một số yêu cầu.
Cụ thể, với phòng máy tính dùng để thi kỹ năng nghe, đọc, viết có không quá 25 thí sinh dự thi, các đơn vị phải bố trí 2 cán bộ coi thi và 1 kỹ thuật viên hỗ trợ CNTT; còn với phòng máy tính dùng để thi kỹ năng nghe, đọc, viết có trên 25 và không quá 100 thí sinh dự thi, phải bố trí 2 cán bộ coi thi cho mỗi nhóm không quá 25 thí sinh dự thi, đồng thời đảm bảo tỷ lệ 1 kỹ thuật viên hỗ trợ CNTT cho không quá 20 thí sinh. Không bố trí quá 100 thí sinh thi kỹ năng nghe, đọc, viết đồng thời trong cùng phòng thi.
Đối với bài thi nói, các đơn vị phải bố trí vị trí ngồi thi cho thí sinh để đảm bảo chất lượng thu âm, không nhiễu tạp âm và không lẫn âm thanh của thí sinh này sang thí sinh khác. Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ CNTT phải kiểm tra và đảm bảo kỹ thuật đối với yêu cầu này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4