Phát hiện cá mập trên miệng núi lửa nhưng không ai lý giải nổi vì sao chúng lên được đó
Cá mập thường chỉ sống ở biển hay môi trường nước lợ, thế nhưng việc phát hiện cá mập trong hồ nước trên miệng núi lửa là điều khiến giới khoa học kinh ngạc.
Trong một nghiên cứu về thủy nhiệt và địa chất học của núi lửa ngầm dưới nước Kavachi của Quần đảo Solomon, những nhà khoa học của kênh truyền hình National Geographic (Nat Geo) đã rất kinh ngạc khi phát hiện cá mập sống ở đây.
Phát hiện bất ngờ dưới đáy hồ núi lửa Kavachi
Không những thế, có tới ít nhất hai loại cá mập khác nhau sống ở đây, bên cạnh đó cá đuối sixgill stingray và cá hồng vịnh (snapper fish) cũng được phát hiện và quay phim mặc cho điều kiện sống ở hồ là vô cùng nóng và nước chứa nhiều axit.
Vị trí hòn đảo Solomon. Ảnh: Dailymail
Ở độ sâu 24 m, nhà khoa học Brennan Phillips của Nat Geo đã quay được thước phim vô cùng hiếm thấy về hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong môi trường sống vô cùng khắc nghiệt.
Tiến sĩ Brennan Phillips của Đại học Đảo Rhode cho biết: "Thợ lặn khi tiến gần sâu xuống đáy hồ phải quay trở lại vì nhiệt độ dưới đó rất nóng cũng như da của họ bắt đầu bị đốt cháy bởi nước axit".
Cũng do môi trường dưới nước vô cùng khắc nghiệt này, các nhà khoa học phải thả camera đặc biệt chống thấm nước thay vì trực tiếp lặn xuống để khảo sát.
Cá nhám búa (scalloped hammerhead). Ảnh: Infographic
Thật bất ngờ khi kéo chiếc camera lên và xem lại đoạn phim, các nhà khoa học phát hiện thấy hình ảnh của một con cá nhám búa (scalloped hammerhead) và cá mập silky (Carcharhinus falciformis) vốn chỉ có thể tìm thấy ở biển.
Phillips cho biết: "Những sinh vật lớn này đang sống ở một nơi mà chúng ta đều biết là nóng hơn và nhiễm axit nhiều hơn bất cứ nơi nào".
Việc cá mập xuất hiện trong hồ nước tạo thành từ miệng núi lửa có lẽ là điều khó tin và ấn tượng nhất trong cuộc khám phá này, lý do chúng ở đây cũng là một câu hỏi khiến các nhà khoa học đau đầu.
Cá mập silky (Carcharhinus falciformis). Ảnh: Fishes of Australia
Nhà nghiên cứu sinh vật học biển từ Đại học Gothenburg, Thụy Điển còn khám phá ra việc nước nhiễm axit còn là nguyên nhân khiến cá mập thay đổi hành vi như bơi trong khoảng thời gian lâu hơn mà không ngủ hay khả năng khứu giác để phát hiện con mồi.
Xem video:
Phát hiện cá mập trên hồ nước núi lửa ở đảo Solomon. Nguồn: Nat Geo
Núi lửa Kavachi và những điều bạn chưa biết
Núi lửa ngầm Kavachi là một trong những núi lửa hoạt động tích cực nhất ở Thái Bình Dương với tên gọi khác là Rejo te Kvachi (lò nướng), lần hoạt động mạnh gần đây nhất của núi lửa này là vào năm 1939.
Sau đó, có 11 lần phun trào đáng chú ý từ cuối những năm 1970 và hai lần khác vào năm 1976, 1991 - sức mạnh của những lần hoạt động này đã tạo nên cả một hòn đảo mới và sau đó bị nước nhấn chìm.
Núi lửa ngầm Kavachi. Ảnh: Global Volcanism Program
Hoạt động âm ỉ của ngọn núi lửa này khiến các dòng nước nóng, magma và nhiều chất hóa học khác phun trào làm hồ nước tạo thành trên miệng núi lửa luôn có nhiệt độ và độ axit rất cao, tưởng chừng như hệ sinh thái dưới đáy hồ vô cùng nghèo nàn.
Một nghiên cứu của Đài thiên văn Trái Đất Lamond-Doherty của Đại học Columbia, Mỹ còn giải thích về hoạt động của núi lửa ngầm Kavachi còn liên hệ tới sự thay đổi của quỹ đạo Trái Đất.
(Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Zmescience, Maritimeherald)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"