Phát hiện chuỗi núi lửa đất liền lớn nhất thế giới tại Australia

    Nova,  

    Các nhà địa chất tại quốc gia nay vừa mới phát hiện được một chuỗi các núi lửa liên tiếp xếp thằng một đường thằng dài 2000 km từ bờ biển phía Bắc đến tận bờ biển phía Nam.

    Từ trước đến nay, Australia vốn được biết đến như nơi có ít hoạt động của núi lửa nhất trên thế giới nhưng điều này đã thay đổi. Các nhà địa chất tại quốc gia nay vừa mới phát hiện được một chuỗi các núi lửa liên tiếp xếp thằng một đường thằng dài 2000 km từ bờ biển phía Bắc đến tận bờ biển phía Nam, điều này có thể xếp nó chỉ đứng sau khu vực nhiều núi lửa hoạt động nhất hiện nay - Vành đai lửa Thái Bình Dương.

     Vành đai lửa Thái Bình Dương.

    Vành đai lửa Thái Bình Dương.

    Tiến sỹ địa chất Rhodri Davies của đại học quốc gia Australia cho biết hệ thống núi lửa này bất ngờ được phát hiện sau khi ông cùng các đồng nghiệp nghiên cứu về hoạt động của mảng kiến tạo Ấn Độ - Australia, ngọn núi đầu tiên được phát hiện là Pinnacle Rock tại phía Bắc thị trấn Queensland có độ tuổi 33 triệu năm. Các nhà nghiên cứu đã quyết định lấy tên dãy núi lửa này là Cosgrove vì vị trí cuối cùng mà họ phát hiện được nằm tại công viên quốc gia Cosgrove tại thị trấn Victoria phía nam Australia. Mặc dù chuỗi Cosgrove được xác định là dài tới 2000 km nhưng có tới khoảng 700 km không có sự xuất hiện của bất kỳ ngọn núi lửa nào giữa 2 cái tên Buckland và Byrock thuộc khu vực miền trung Australia.

     Sơ đồ những ngọn núi lửa đáng chú ý thuộc dãy Cosgrove.

    Sơ đồ những ngọn núi lửa đáng chú ý thuộc dãy Cosgrove.

    Nguyên nhân của phát hiện nay được tiến sỹ Davies nhận định là do các hoạt động của kiến tạo Ấn Độ - Australia đã khiến lớp thạch quyển tại nhiều khu vực thay đổi ví dụ như tại Queensland, lớp thạch quyển có độ dày khoảng 80 km - điều kiện lý tưởng để dung nham có thể thoát ra khỏi bề mặt Trái Đất. Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm núi lửa sẽ không có cơ hội xuất hiện nếu lớp thạch quyển có độ dày từ 130 km trở lên và việc mảng kiến tạo Ấn Độ - Australia di chuyển với tốc độ cao (7cm/năm) đã tạo ra những phát hiện đầy bất ngờ như vậy.

     Cắt lớp địa tầng các khu vực có núi lửa.

    Cắt lớp địa tầng các khu vực có núi lửa.

    Hiện tại, các nhà khoa học khẳng định các ngọn núi lửa này sẽ năm im trong nhiều năm tới và khó có thể gây nguy hiểm đến cuộc sống con người. Nhưng họ cũng lo ngại sẽ có nhiều biến động khác khi trong vài năm gây đây số lượng các vụ động đất cỡ nhỏ đã tăng lên một cách bất thường.

    Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.

     Các mảng kiến tạo của Trái Đất.

    Các mảng kiến tạo của Trái Đất.

    Mảng kiến tạo Ấn Độ - Australia là các tên gọi khác nhau của một mảng kiến tạo lớn, bao gồm châu Úc và vùng đại dương bao quanh, kéo dài về phía tây bắc để bao gồm cả tiểu lục địa Ấn Độ và các vùng nước cận kề. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mảng Ấn Độ - Australia có thể đang trong quá trình tách ra thành hai mảng tách biệt chủ yếu là do các ứng suất sinh ra từ va chạm của mảng Ấn Độ - Australia với mảng Á - Âu dọc theo dãy Himalaya. Hai tiền mảng hay tiểu mảng này nói chung được gọi là mảng Ấn Độ và mảng Australia.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày