Phát hiện enzyme mới giúp ngăn chặn béo phì và tiểu đường

    zknight,  

    “Đây là một phát hiện hiếm hoi kể từ những năm 1960. Có khả năng enzyme này sẽ được đưa vào các sách giáo khoa hóa sinh trong tương lai”

    Dư thừa đường trong cơ thể nỗi sợ hãi của rất nhiều người. Đó là lý do chúng ta thắt chặt chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Đại học Montreal, Canada có vẻ như đã nắm được chìa khóa cho vấn đề này. Báo cáo của họ trong Kỷ yếu Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ cho thấy một loại enzyme chưa từng được biết đến đang kiểm soát trực tiếp cách mà cơ thể chuyển hóa đường và chất béo.

    Enzym hay enzim (tiếng Anh: enzyme) hay còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein .

    Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzym.

    Như vậy, enzym là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó.

    Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4 000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym.

    Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym. (Wikipedia)


     Nhiều người đang thắt chặt chế độ dinh dưỡng để giảm lượng đường đưa vào cơ thể

    Nhiều người đang thắt chặt chế độ dinh dưỡng để giảm lượng đường đưa vào cơ thể

    Tế bào động vật có vú, bao gồm cả con người, sử dụng đường glucose và axit béo làm hai nguồn năng lượng chính. Phần lớn glucose được lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen, một carbohydrate phức cho phép cơ thể khai thác năng lượng từ nó bất cứ lúc nào.

    Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại nhiều người thường có xu hướng ăn một chế độ dinh dưỡng nhiều đường. Khi đó, một lượng lớn glucose được đưa vào cơ thể mà không được sử dụng. Chúng sẽ được chuyển đổi và lưu trữ dưới dạng chất béo trong mô mỡ. Đây chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì.

    Trong các quá trình chuyển đổi đường, có sự góp mặt của một hormone rất quan trọng đó là insulin. Chúng được sản xuất bởi tuyến tụy giúp gan chuyển hóa glucose thành glycogen. Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 không thể sản xuất đủ insulin khi cần thiết dẫn đến tình trạng đường không được chuyển hóa kịp và vẫn còn trong máu.

    Bên cạnh đó, dư thừa glucose trong máu khiến tế bào sản xuất nhiều hơn glycerol 3-phosphate(Gro3P). Thông thường, hợp chất này sẽ giúp tế bào sản sinh chất béo, chuyển đổi glucose thành sản phẩm hữu ích. Tuy nhiên, quá nhiều Gro3P lại đầu độc tế bào. Nó khiến các mô bị hư hỏng và rối loạn hoạt động chuyển hóa đường và chất béo.

     Dư thừa đường dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng với cơ thể

    Dư thừa đường dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng với cơ thể

    Như vậy, dư thừa đường glucose trong máu là nút thắt dẫn đến rất nhiều vấn đề nghiêm trọng của cơ thể. Nó gây ra bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường type 2 và nhiều vấn đề rối loạn khác. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Montreal có thể can thiệp hiệu quả để giải quyết vấn đề này.

    Các nhà khoa học phát hiện ra G3PP, một loại enzyme đặc biệt ẩn mình trong tất cả các loại mô trên cơ thể. G3PP có thể giúp điều chỉnh được quá trình chuyển đổi glucose và chất béo thành các hợp chất khác và sản xuất ATP, đồng tiền năng lượng cho cơ thể.

    Đây là một phát hiện hiếm hoi kể từ những năm 1960. Có khả năng enzyme này sẽ được đưa vào các sách giáo khoa hóa sinh trong tương lai”, tiến sĩ Murthy Madiraju đến từ Trung tâm nghiên cứu Đại học Motreal cho biết.

    Cụ thể, trong các thí nghiệm với chuột, các nhà khoa học nhận thấy khi tăng hoạt động của G3PP trong gan, glucose được sản xuất ít hơn và tất cả các con chuột đều không tăng cân. “G3PP ngăn ngừa sự hình thành và lưu trữ chất béo quá mức. Nó cũng giảm sản xuất quá nhiều glucose trong gan, một vấn đề lớn của bệnh nhân tiểu đường”, Murthy Madiraju nói.

    Có thể thấy rằng phát hiện mới này là một bước đệm quan trọng cho các nhà khoa học tìm cách điều chỉnh enzyme G3PP trên cơ thể người. Bước đầu, một số phân tử nhỏ có khả năng kích hoạt G3PP đang được nhóm nghiên cứu khám phá. Nếu thành công, đây sẽ là một cách tiếp cận mới để điều trị cho các bệnh nhân tim mạch, béo phì và tiểu đường type 2.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ