Phát hiện hiện tượng lốc xoáy pha lê trên đỉnh Andes chưa từng xuất hiện trong lịch sử

    Quế Hằng Spiderum,  

    Đã xưa rồi những cơn lốc thường mang theo gió và bão, những hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay đang có những biến chuyển vô cùng khó lường. Biết đâu hiện tượng Sharknados (lốc xoáy cá mập) lại không còn chỉ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ?

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra một dạng thức lốc xoáy mới đang dần hình thành ở khu vực dãy Andes Nam Mỹ. Những số liệu thống kê về kích cỡ và sức ảnh hưởng của cơn lốc xoáy này chính là lời giải thích cho hiện tượng khối lượng lớn các tinh thể đá cứng như pha lê xuất hiện một cách kì bí dọc các cồn cát.

    Hiện tượng kì lạ có một không hai

    Những tinh thể đá “pha lê” này có kích cỡ khoảng 27cm (10.6 inch). Khi được phát hiện, chúng nằm rải rác ở những cồn cát cách tâm lốc nhiều kilomet. Dựa vào khoảng cách này, các nhà khoa học giả định rằng cường độ và sức gió của cơn lốc phải lên đến con số lịch sử.

    Bản thân dãy Andes là biên giới tự nhiên giữa Chile và Argentina, nơi đây có một vùng núi mang tên Salar de Gorbea, được biết đến với khí hậu và những đặc tính địa chất thách thức mọi hồ sơ địa lý của các nhà khoa học trên thế giới.

    Sa mạc cát khô cằn Salar de Gorbea này bỗng dưng được “trang điểm” bằng những đụn cát với hàng ngàn những tinh thể pha lê đá tạo cho cảnh quan một vẻ siêu thực, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Vậy những tinh thể đá này từ đâu ra?

    Đi tìm lời giải đáp

    Theo các nhà khoa học, những mảnh tinh thể màu trắng sữa này được hình thành trong những hồ núi lửa axit mặn, theo ước tính nơi gần nhất có thể “phát tán” ra những tinh thể này cách sa mạc Salar de Gorbea nơi chúng được phát hiện một khoảng cách tối thiểu là 5km (3 dặm). Vậy điều gì đã mang chúng đi một quãng đường xa như vậy?

    “Tấm thảm” pha lê
    “Tấm thảm” pha lê
    Những cồn cát phủ kín pha lê
    Những cồn cát phủ kín pha lê

    Kathleen Benison, một nhà địa chất học từ Đại học West Virginia, cho biết rằng khi cô đang xem xét các tinh thể trong khu vực, cô chợt nhận thấy một cơn lốc lớn băng qua một thung lũng cách nơi cô đứng vài cây số. Hiện tượng này kéo dài suốt chuyến công tác Salar de Gorbea của cô. Trong suốt ba ngày liên tiếp, cơn lốc đều di chuyển từ khu vực thung lũng (nơi có bể axit mặn) đến những cồn cát rồi suy yếu dần và tan biến, hiện tượng này đều đặn xảy ra vào các buổi chiều.

    Kathleen đặt cho hiện tượng kì lạ này là Mộ Quỷ - một hình thức lốc xoáy cực đoan có cường độ thấp những diễn ra trong thời gian dài.

    Cô chia sẻ với Joanna Klein với The New York Times rằng: "Tôi vẫn nhớ mình đã cầm một trong những tinh thể này và ngắm chúng tan dần trong tay. Tôi nhìn lên và bắt gặp ngay một cơn lốc Quỷ đang chậm rãi lướt qua"

    Cơn lốc Quỷ đang chậm rãi lướt qua
    Cơn lốc Quỷ đang chậm rãi lướt qua
    Một khối tinh thể đá
    Một khối tinh thể đá

    Sau những nghiên cứu cụ thể, cô rằng nhận ra chính những gì cô thấy cuối cùng có thể giải thích được sự bí ẩn của những tinh thể pha lê - những cơn lốc xoáy đủ mạnh có thể hút lấy các tinh thể từ các bể axit mặn trong thung lũng và kéo chúng vào các cồn cát.

    Theo như những thống kê của Kathleen, cơn lốc lớn nhất cao tới vài kilomet, với đường kính 500m. Những cơn lốc xoáy này di chuyển từ thung lũng đến các cồn cát mang theo các tinh thể đá pha lê. Và khi chúng suy yếu, những tinh thể đá sẽ từ từ văng tự do từ độ cao 4,5m.

    Thông thường nếu một cơn lốc có đủ lực, khả năng chúng hút và mang theo những “vật thể nặng” là hoàn toàn có thể xảy ra. Tương tự như “cơn mưa” chuột khắp vùng sa mạc Arizona được gây ra bởi một cơn lốc xoáy Bụi Quỷ. Song, những cơn lốc có đủ khả năng làm điều này thuộc vào hàng ngũ những cơn lốc lịch sử trên thế giới và rất-ít-khi-xảy-ra.

    Theo như Kate Ravilious báo cáo trên The Guardian, tính đến thời điểm này, những cơn lốc xoáy tại Andes chỉ đạt được tốc độ tối đa là khoảng 70 kph hoặc 43 mph - tương đương với cơn lốc xoáy F0. Với tốc độ gió 70 km/giờ này, khả năng cơn lốc xoáy đủ sức để hút các tinh thể đá vào không khí là hầu như không có. Nghĩa là hiện tượng lốc xoáy ở dãy Andes này có thể là điều mà các nhà khoa học chưa từng chứng kiến ​​trước đó.

    Benison nghi ngờ rằng áp suất không khí thấp ở sa mạc Salar de Gorbea, cùng với hình dạng dài của mảnh pha lê, mới chính là yếu tố giúp chúng dễ dàng được “hút” lên không và bay ở độ cao vài kilômét. Nhưng đây vẫn chỉ dừng lại ở giả thiết.

    Nếu giả thiết này là đúng, các nhà khoa học sẽ phải xem xét lại giới hạn sức mạnh của những cơn lốc thường được xem nhẹ là “vừa chậm vừa yếu”. Giả thiết này sẽ có ý nghĩa rất lớn đến với việc nghiên cứu các hành tinh hệ gió như Sao Hỏa.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ