Phát hiện hoá thạch 99 triệu năm tuổi của rết thời khủng long vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
Nó vẫn còn "lành lặn" đến mức, có thể nhìn thấy rõ cơ quan sinh dục và phân biệt được giới tính của con Thiên túc cổ đại này.
Ngày xửa ngày xưa, khoảng 99 triệu năm trước, một con rết nhỏ xinh chẳng may bị rớt phải nhựa cây rồi chết đuối trong đó. Trong khi bạn bè đồng trang lứa đã trưởng thành và khôn lớn thì sinh vật thuộc họ Cuốn chiếu này lại bị mắc kẹt trong một đống nhầy nhụa màu vàng. Đổi lại, đến cả trăm nghìn thiên nhiên kỷ sau, nó vẫn lưu lạc ở cõi trần gian và được tôn vinh như một giống loài mới lạ.
Với tên gọi Burmanopetalum inexpectatum, mẫu hoá thạch kỳ vĩ này là nhân vật chính trong bài nghiên cứu được tờ ZooKeys công bố vào thứ 5 tuần trước.
Pavel Stoev – nhà động vật học đang làm việc cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Sofia, Bulgaria, đồng thời là một trong những tác giả của phát hiện trên, đã hé lộ về tầm quan trọng của nó: "Đây chính là mẫu hoá thạch đầu tiên của loài Thiên túc thuộc bộ Callipodida – loài rết vẫn còn tồn tại trên Trái Đất ngày nay."
Mặc dù mẫu vật có chiều dài chỉ 8,2mm, thế nhưng Stoev và đồng nghiệp vẫn có thể cho ra được những hình ảnh vô cùng rõ nét của nó nhờ có công nghệ tân tiến như kính hiển vi X-quang 3D. Con rết vẫn còn "lành lặn" đến mức ta có thể nhìn thấy rõ cơ quan sinh dục của nó, và từ đây có thể phân biệt được xem nó là con đực hay cái.
Loài rết Burmanopetalum Inexpectatum
"Chúng tôi đã rất may mắn khi tìm được mẫu vật này được bảo quản nguyên vẹn trong đá hổ phách," trích lời Stoev. Kỹ thuật hiện đại đã giúp đội ngũ các nhà khoa học này "tái tạo lại được hình dạng của con vật này và quan sát được cả những đặc điểm hình thái học nhỏ nhất – thứ khó được bảo tồn lại trong các hoá thạch," ông nói thêm.
Burmanopetalum inexpectatum là một trong số hơn 529 hoá thạch rết mà Patrick Müller – chủ sở hữu của bộ sưu tập hổ phạch thời tiền sử lớn nhất Châu Âu, sở hữu. Vài năm trở lại đây, Müller đã mời gọi các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đến khám phá về loài Cuốn chiếu và đã gián tiếp tạo nên một bước đột phá cho công cuộc nghiên cứu về sự tiến hoá của các sinh vật cổ đại.
Một loài rết khác trong bộ sưu tập của Müller
Dẫu loài rết tiền sử không hoành tráng như khủng long, thế nhưng nó là một trong những loài động vật đầu tiên định cư trên mặt đất, từ khoảng cách đây hơn 400 triệu năm. Chính vì vậy, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó ở thời kỳ sự sống mới xuất hiện trên bề mặt Trái Đất.
Theo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?