Một vật thể rực rỡ ban đầu bị lầm tưởng ngôi sao vừa được xác nhận là chuẩn tinh "quái vật", đủ sức nuốt chửng 1 Mặt Trời mỗi ngày.
- Khám phá 10 kỳ quan thiên nhiên kỳ thú: Những địa điểm bí ẩn ẩn giấu trên khắp thế giới
- Khám phá gây sốc trên Sao Kim: Các nhà khoa học tiến thêm một bước trong việc xác nhận sự tồn tại của sự sống
- Tại sao Marco Polo được coi là thương gia châu Âu đầu tiên khám phá Trung Quốc trong khi thực tế thì không?
- Khám phá cách thương hiệu công nghệ đình đám mang đến trải nghiệm độc đáo cho người dùng hiện đại
- Khám phá bí ẩn về cá ngựa: Vì sao nó được mệnh danh là “sinh vật được tạo hóa sinh ra khi say rượu”?
Theo Live Science, "quái vật" mang tên J0529-4351 là chuẩn tinh sáng nhất và phát triển nhanh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn.
Chuẩn tinh thường được lầm tưởng là các ngôi sao trong quá khứ bởi chúng sáng không khác gì sao. Tuy nhiên, nhờ các phương tiện quan sát hiện tại, bản chất tăm tối của chúng được tiết lộ.
Chúng thật ra là những lỗ đen siêu khối. Đó là loại lỗ đen nặng và mạnh mẽ đến nỗi được các nhà thiên văn đặt biệt danh "lỗ đen quái vật".
Các lỗ đen quái vật dạng chuẩn tinh lại càng đáng sợ bởi chúng đang trong giai đoạn nuốt vật chất mạnh mẽ.
Chính trong các "bữa ăn" khốc liệt này làm cho vật chất xoắn ốc đi vào lỗ đen bị nóng lên, phát ra ánh sáng có thể được phát hiện bởi các kính thiên văn.
"Lỗ đen quái vật" thật ra là trái tim của các thiên hà. Vì vậy, khi một lỗ đen phát sáng, nó được gọi là "hạt nhân thiên hà đang hoạt động".
Những hạt nhân thiên hà đang hoạt động cực đoan nhất, phát sáng mạnh nhất - đến mức dù cách xa Trái Đất hàng tỉ năm ánh sáng vẫn sáng như sao - được gọi là chuẩn tinh. Ánh sáng từ các chuẩn tinh mạnh gấp hàng ngàn tỉ lần các ngôi sao sáng nhất.
J0529-4351 cũng vậy. Lỗ đen - chuẩn tinh này ước tính nặng gấp 17-19 lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta.
Bên cạnh đó, nó đủ sức nuốt khối lượng vật chất tương đương 1 Mặt Trời mỗi ngày và sáng hơn ngôi sao mẹ của chúng ta 50.000 tỉ lần.
Trong khoảnh khắc được kính thiên văn ghi nhận, hình ảnh của nó nằm cách Trái Đất 12 tỉ năm ánh sáng. Như vậy, nó đã tồn tại từ thời điểm vũ trụ 13,8 tỉ năm tuổi của chúng ta còn rất trẻ.
Theo bài công bố trên tạp chí Nature của nhóm nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Úc (ANU), chính sự cháy sáng khủng khiếp của quái vật J0529-4351 khiến nó phát triển cực nhanh.
Vật thể cực đoan này ban đầu được phát hiện bởi vệ tinh lập bản đồ bầu trời Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), sau đó được quan sát bổ sung bằng kính thiên văn Very Large (VLT) đặt tại sa mạc Atacama - Chile.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4