Phát hiện ra "siêu đế chế" chim cánh cụt tại Nam Cực nhờ vết phân trên ảnh vệ tinh, số lượng lên tới 1,5 triệu con
Trước khám phá quan trọng này, các nhà khoa học đã luôn lo lắng về sự tồn vong của chim cánh cụt Adélie khi biến đổi khí hậu đã khiến số lượng loài này sụt giảm liên tục trong nhiều thập kỷ qua.
Gần đây, trong một chuyến khám phá thực địa Đảo Nguy hiểm (Danger Islands), các nhà khoa học đã tìm ra siêu đế chế chim cánh cụt Adélie với số lượng lên tới 1,5 triệu con. So với các khu vực khác của Nam Cực, hòn đảo nơi loài cánh cụt này đang sinh sống và phát triển mạnh mẽ chịu tác động tối thiểu của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người.
Nằm xa bên ngoài mũi phía bắc Antarctic Peninsula, Đảo Nguy hiểm được bao quanh bởi biển băng dày. Nhờ vậy, đế chế chim cánh cụt Adélie đã tồn tại mà con người không hề hay biết cho tới tận ngày nay.
"Từ trước tới nay, Đảo Nguy hiểm chưa bao giờ được coi là môi trường sống của Adélie, một trong những loài chim cánh cụt cực kỳ quan trọng", Giáo sư Heather Lynch cho biết.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi các nhà khoa học nhìn thấy vết phân chim đặc trưng trên ảnh vệ tinh của NASA. Để xác thực, Giáo sư Lynch đã cùng với các cộng sự tiến hành một chuyến thám hiểm Đảo Nguy hiểm để thống kê số lượng chim cánh cụt Adélie.
Bên cạnh thống kê từ mặt đất, Lynch đã dùng drone bay quanh hòn đảo để chụp ảnh phục vụ quá trình nghiên cứu. Kết quả cho thấy có tổng cộng 751.527 cặp chim cánh cụt Adélie sinh sống trên hòn đảo, nhiều hơn toàn bộ số chim cánh cụt ở phần còn lại của Nam Cực.
Đế chế chim cánh cụt 1,5 triệu con
Giáo sư Michael Polito, một nhà sinh thái học thuộc Đại học Louisiana, người cũng tham gia nghiên cứu, rất ngạc nhiên về số lượng chim cánh cụt Adélie tại đây. "Chúng đông tới nỗi có thể làm sôi nước xung quanh hòn đảo này", Polito nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"