Phép tính sửng sốt về sức nặng mà "siêu anh hùng" phải chịu khi đỡ bé rơi từ tầng 12 chung cư: Nhân sinh có những khoảnh khắc kì diệu hơn cả phim hollywood, khoa học không thể lý giải!
Không phải người thường nào cũng có thể nhanh trí và khỏe mạnh để đỡ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống như thế.
Vào khoảng 17h30 ngày 28/2, bé N.P.H. (3 tuổi) ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can ban công ở tầng 12A rơi xuống. Phát hiện ra sự việc, anh Nguyễn Ngọc Mạnh (tài xế xe tải quê Đông Anh, Hà Nội) đã lập tức trèo lên mái che của sảnh và may mắn đón kịp được bé gái đang lao rơi xuống với lực rơi rất mạnh vào tay mình. Hai chú cháu ngã chúi, lõm xô lệch mái tôn. Tay anh Mạnh bị bong gân và cháu bé được đưa đi viện Nhi trung ương cấp cứu sống sót.
Câu chuyện siêu nhân giữa đời thực khiến tất thảy cộng đồng ngợi khen lẫn thán phục râm ran suốt từ đêm qua và có lẽ sẽ kéo dài nhiều ngày sau đó. Bên cạnh đó, ai cũng tò mò biết thực tế anh Mạnh đã đỡ sức nặng bao nhiêu của một em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống. Mọi người nhanh chóng tính toán và kinh nể khi kết quả đưa ra là 250-400kg, một con số "không tưởng" về sức chịu lực của người thường, tưởng như chỉ có những siêu anh hùng trong các bộ phim viễn tưởng mới có thể chịu được!
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tính toán:
"Chiều cao: 3m x12 tầng = 36m.
G: 9.8
Z: Cho trung bình 10kg
Wt = 36 x 9.8 x 10 = 3.528j
Suy ra khối lượng lúc người hùng kia đỡ là 3528/10 = 352,8kg.
Trừ mái tôn hấp thu chấn động ra thì anh siêu nhân này đỡ trung bình cũng trên 250kg".
Dân mạng tính toán sức nặng mà người hùng phải đỡ ít nhất 250kg
Theo một dân mạng: "Khi em bé ở tầng 12 rơi xuống, thế năng là max, động năng bằng 0. Khi người đàn ông đỡ được em bé thì động năng max, thế năng bằng 0. Lúc này lấy động năng chia cho đoạn được mà người đàn ông và em bé bị “đi tiếp”, ở đâu là đoạn tôn bị lún xuống 1 đoạn khi va chạm thì mới ra lực va chạm.
Giả sử em bé nặng 5kg, tầng 12 cao 40m thì lực người đàn ông nhận là 392kg.
Một người khác đưa ra kết quả là 392kg.
Thạc sĩ Phạm Phúc Thịnh, quản lý 1 trường liên cấp ở TP.HCM cho biết, theo tính toán thì sức nặng mà anh Nguyễn Ngọc Mạnh phải chịu ít nhất là 280kg trong thời gian 1 giây.
Thầy giáo Lương Văn Huy, một giáo viên ở Hà Nội lý giải: "Giả sử bé 3 tuổi nặng 12kg, độ cao 12 tầng là 36m, rơi tự do thì lực lúc anh Mạnh tiếp được theo công thức là: Wt = m.g.h = 12 x 9,8 x 36 = 4233,6j
Do vậy tại thời điểm anh Mạnh tiếp được bé gái thì tương đương với chịu sức nặng tương đương 423,36kg. Nếu bé gái tầm 15kg thì còn chịu lực lớn hơn nữa, tầm khoảng 530kg.
Đây đều là những kết quả kinh ngạc về sức nặng anh Mạnh phải chịu khi dang tay đỡ bé gái, ngoài từ cảm phục, ngỡ ngàng đúng như ông Phạm Văn Phước, CEO First News xúc động: "Những khoảnh khắc thực sự lay động thức tỉnh tâm can lòng người. Nhân sinh, luôn có những khoảnh khắc như sắp đặt diệu kỳ hơn phim!".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android