Phía sau cú chuyển mình của Google thành Alphabet: Một hiện thực không có màu hồng

    Ngocmiz,  

    6 tháng kể từ ngày biến mình thành tập đoàn Alphabet với nhiều mảng kinh doanh khác nhau, Google có thực sự tạo ra được bước ngoặt nào đáng kể?

    Ngày 2/4 vừa qua đánh dấu 6 tháng kể từ ngày công ty mẹ Alphabet của Google chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán. Hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã lên một số mục tiêu lớn biến hãng tìm kiếm khổng lồ thành một tập hợp các công ty nhỏ dưới sự quản lý của tập đoàn Alphabet. Cả hai muốn làm sáng rõ hệ thống kinh doanh của công ty cũng như nuôi tham vọng có thể nhanh chóng triển khai mọi ý tưởng mới tại Google thành những sản phẩm thay đổi thế giới như những gì cỗ máy tìm kiếm khổng lồ đã làm.

    Tuy nhiên, công cuộc chuyển mình của Google thực chất không đơn giản như những gì chúng ta thấy.

    Theo hệ thống vận hành mới của Alphabet, CEO và chủ tịch tập đoàn Page và Brin sẽ chịu trách nhiệm phân phối các nguồn lực cũng như tìm kiếm nhân tài, đảm bảo công ty luôn có được những vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng thực tế đã chứng minh việc tìm được những người lãnh đạo có cả sức hút và tài năng thực sự không phải chuyện dễ dàng.

     Sơ đồ các mảng kinh doanh của công ty mẹ Alphabet

    Sơ đồ các mảng kinh doanh của công ty mẹ Alphabet

    Tính đến tháng hai năm nay, ngoài Google, mảng kinh doanh chính, Alphabet đã có tới 10 công ty khác trực thuộc. Và 1/3 trong số này được báo cáo là đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về mặt quản lý. Theo hãng tin Bloomberg, Alphabet đang rao bán công ty robot Boston Dynamics sau khi kết luận mảng này không có hy vọng gì hái ra được tiền. Công ty cũng gặp khó khăn trong việc tìm người thay thế CEO cũ Andy Rubin, người đã rời đi ngay sau khi Google mua lại Boston Dynamics. Công ty nghiên công nghệ sinh học Verily cũng từng lên mặt báo với việc CEO Andy Conrad bị tờ STAT online nhận xét là “bốc đồng và gây chia rẽ nội bộ”. Tuần trước, trang tin The Information cũng tung ra một bài tường thuật về các vấn đề nội bộ công ty con Nest, bắt nguồn từ lối lãnh đạo thiếu quyết đoán của CEO Tony Fadell.

    Theo một số nguồn tin, Fadell đã lên tiếng chỉ trích cơ cấu vận hành của Alphabet với việc các công ty con đều phải phụ thuộc ngân sách vào Google. “Các cơ chế tài chính chẳng còn nghĩa lý gì ở đây nữa”. Điều này có nghĩa là không như CEO các startup, tất cả các CEO của các công ty con này đều buộc phải lệ thuộc vào Google để có tiền hoạt động.

    Hơn thế nữa, chưa có công ty nào trong số này tạo ra được lợi nhuận tuyệt vời như Google. Các công ty con ngoài Google chỉ mang về 448 triệu USD trong năm 2015 mà trong đó doanh thu từ việc bán công ty máy điều nhiệt Nest và Google Fiber đã chiếm phần lớn. Một số nhà phân tích còn bình luận nguyên việc này đã cho thấy việc cải tổ cơ cấu của Google là một thất bại. “Nhìn vào 6 tháng qua, bạn sẽ thấy việc tái cơ cấu hệ thống này chẳng hề tạo ra thay đổi gì trong công ty”, nhà phân tích độc lập Rob Enderle cho biết.

    Thu về từ những ván cược lớn

    Tuy nhiên, tính đến nay, tất cả những điều trên đều không quan trọng bằng việc Alphabet vẫn đang chạy tốt, và đó mới là thứ những người nắm giữ cổ phần công ty quan tâm. Các nhà đầu tư này cuối cùng cũng có được những thông tin về doanh thu của Google. Kết quả vẫn rất khả quan: Năm ngoái, doanh thu của gã khổng lồ công nghệ đã đạt 74.5 tỷ USD. Và nay, họ biết rằng 3,6 tỷ USD trong số này được đầu tư vào các mảng kinh doanh khác của Alphabet.

    Điều này cũng cho thấy lãi ròng của Google thậm chí còn cao hơn cả con số các nhà đầu tư kỳ vọng. Theo nhà phân tích Mark Mahaney của quỹ RBC Capital, “Từ góc độ một nhà đầu tư thì đây quả là một món hời”. Sau khi công bố doanh thu vào ngày 1/2 vừa qua, Alphabet chính thức vượt mặt Apple và trở thành công ty có giá trị cao nhất trên sàn chứng khoán.

    Google đang trên đà thắng thế Apple
    Google đang trên đà thắng thế Apple

    Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều tập đoàn lớn từng sa lầy khi sao nhãng mảng kinh doanh chính của mình vì những mảng kinh doanh không mấy lợi nhuận khác. Trong hầu hết các trường hợp, những tập đoàn này sẽ thành công hơn nếu chỉ hoạt động trong mảng kinh doanh thế mạnh hoặc kết hợp với các mảng tương tự mà thôi. Ví dụ điển hình là GE, không lâu sau khi Alphabet thông báo tái cơ cấu hệ thống cũng bắt đầu chào bán một phần không nhỏ mảng kinh doanh lớn nhất của mình, GE Capital (mới được State Street Corporate mua lại tuần này). Sau thương vụ này, GE cũng được xếp vào nhóm các tập đoàn kinh doanh đa dạng nhất thế giới và cũng là một minh chứng cho việc kết hợp các mảng kinh doanh khác nhau dưới trướng cùng một công ty niêm yết trên sàn không bao giờ là một nước cờ hay.

    Trong khi đó, công ty mũi nhọn Google vẫn không ngừng phát triển các dự án của mình, trong đó có cả những dự án giẫm đạp lên hoạt động của các công ty con khác trong nội bộ Alphabet. Cụ thể là theo một số nguồn tin, Google hiện vẫn đang phát triển thiết bị cạnh tranh với thiết bị trợ lý ảo Echo của Amazon dù rằng công ty con Nest trước đó đã thông báo sẽ phát triển mảng này.

    Giám đốc tài chính Alphabet Ruth Porat cũng cho biết một số dự án lớn nhất của Alphabet cũng được phôi thai từ chính Google, chẳng hạn như công nghệ máy học, điện toán đám mấy hay nền tảng thực tế ảo. Bà cho biết "Mọi người nên đặt hy vọng vào các dự án có thể thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người trên Trái đất của Google", ngay cả khi công ty mẹ Alphabet cũng đang cố làm những điều tương tự.

    Với mảng tìm kiếm vẫn đang sinh lời cao, các nhà đầu tư vẫn sẽ vui lòng với các ván cược của Alphabet vào những mảng kinh doanh khác. Tuy nhiên, sau cùng thì những mảng này vẫn sẽ phải tìm cách tự tồn tại mà không cần đến đầu tàu Google.

    Tham khảo Wired, CNN

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ