Phó Chủ tịch Ericsson Việt Nam kể chuyện gắn bó với ngành kỹ thuật từ bé đến lớn, làm sao để thích nghi trong môi trường toàn nam giới
"Khi ứng tuyển vào công ty kỹ thuật, tôi từng trải qua trường hợp công ty chỉ tuyển nam giới. Tôi thắc mắc là bản thân mình có thể làm được. Tôi xin gặp nhân sự và nói rằng muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Tôi nghĩ rằng đã rất dũng cảm và thay đổi thật nhiều trong thời gian đó”, Phó Chủ tịch Ericsson Việt Nam tâm sự.
Trần Thị Thanh Định, Phó Chủ tịch Ericsson Việt Nam. Ảnh: Forbes Việt Nam
Trần Thị Thanh Định, Phó Chủ tịch Ericsson Việt Nam, từng học trong môi trường kỹ thuật, rồi lớn lên lại trải qua nhiều vị trí trong môi trường cũng là kỹ thuật, viễn thông, mảng mà đa số nhân sự đều là nam giới.
Trong phiên thảo luận do Forbes tổ chức gần đây, chị Trần Thị Thanh Định, Phó Chủ tịch Ericsson Việt Nam, đã chia sẻ những thông đến câu chuyện mà một phụ nữ làm trong ngành kỹ thuật thường gặp phải, trong đó có những trải nghiệm mà của bản thân.
Người phụ nữ học, làm trong ngành kỹ thuật từ bé đến lớn, môi trường toàn nam giới
Trong phần chia sẻ của mình, Phó Chủ tịch Ericsson cho biết, từ nhỏ đến lớn, chị đã học trong ngành kỹ thuật. Môi trường xung quanh phần lớn là nam giới.
Theo chị, lãnh đạo trong ngành kỹ thuật đều là nam giới, nữ giới chỉ đảm nhận các vị trí như nhân sự, hành chính… mà thôi. Và trong môi trường đó, chị khẳng định bản thân bằng cách tạo ra giá trị cho riêng mình, có kỹ năng chuyên môn tốt.
“Tôi từng làm cách như nam giới lãnh đạo nhưng dần dần thấy rằng lãnh đạo theo cách của nam giới rất mệt mỏi. Những trải nghiệm đó giúp tôi dần dần tìm ra con đường cho riêng mình. Mỗi ngày tôi điều chỉnh bản thân để đạt được mục tiêu và tạo ra ảnh hưởng như nam giới. Nhưng theo cách của riêng tôi”, Phó Chủ tịch Ericsson chia sẻ.
Làm trong công ty toàn nam giới có nhiều “nỗi sợ”
Khi người điều phối chương trình Phạm Hồng Hải , CEO HSBC Việt Nam, đề cập đến những những nỗi sợ của người thành công kiểu như: Thành công của mình có phải may mắn hay không, có phải do mình tự làm ra không hay mình có có nên trở thành người khác không, hoặc làm sao để trở thành chính mình?, chị Thanh Định cho rằng, chị có nhiều nỗi sợ khi làm trong ngành kỹ thuật, viễn thông.
Chị kể, khi ứng tuyển vào công ty kỹ thuật, chị từng trải qua trường hợp công ty chỉ tuyển nam giới. “Tôi thắc mắc là bản thân mình có thể làm được. Tôi xin gặp nhân sự và nói rằng muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Tôi nghĩ rằng đã rất dũng cảm và thay đổi thật nhiều trong thời gian đó”, bà Thanh Định kể.
Một trải nghiệm khác về “nỗi sợ” của Phó Chủ tịch Ericsson Việt nam đó là môi trường rất nhiều nam giới, nhiều người từ quốc gia khác, trong khi chị còn rất trẻ và lại là phụ nữ. Và chị may mắn khi sếp nhìn ra được những mong muốn của mình và có những động viên kịp thời.
“Tôi đã bước ra ngoài nỗi sợ đó. Và khi không còn nỗi sợ, mình sẽ làm việc tốt hơn. Tôi muốn truyền cảm hứng cho những phụ nữ khác, đặc biệt là phụ nữ trong ngành kỹ thuật”, chị Thanh Định nói.
“Từng bị khách hàng gọi là người đàn bà thép”
Nói về quan niệm của phụ nữ trong công việc và cuộc sống, chị Định cho rằng trong cuộc sống, có thể rất gần gũi, thân thiện nhưng trong công việc, chị đòi hỏi rất cao.
“Mới đây, khách hàng nói với tôi rằng, tôi là người đàn bà thép. Phản ứng đầu tiên của tôi là không muốn làm thép, và không phải là thép. Có thể việc đó vừa lòng người này, không vừa lòng người kia. Những cảm giác đó thật khó tả và thật khó khăn để vượt qua. Nhưng việc thấy đúng thì phải làm", Phó chủ tịch Ericsson nói.
Giữa phụ nữ với nhau, có sự cạnh tranh ngầm không?
Theo bà Định, cạnh tranh là khi tranh giành điều gì đó. Thường phụ nữ hay phiên phiến với nhau vì cánh đàn ông “khá đông” và quá mạnh.
“Tôi chưa có cảm giác tranh giành với ai đó là phụ nữ trong công ty mình. Cách tôi tránh cạnh tranh là tôn trọng, nâng giá trị người khác lên để cùng nhau phát triển", nữ lãnh đạo Ericsson nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời