Phục sát đất người Nhật với cách ứng cứu thảm hoạ, đúng chuẩn cường quốc công nghệ tới tận răng
Dù luôn "sống trong sợ hãi" khi là tâm điểm thảm hoạ của thế giới, người Nhật vẫn kiên cường và bỏ túi cho mình nhiều biện pháp hiện đại mà không hại điện.
Những sự cố thảm hoạ dù là thiên nhiên hay nhân tạo cũng đều có một điểm chung: Đem lại sự tàn phá và hậu quả thảm khốc tới chính cuộc sống của người dân đất nước phải gánh chịu. Công cuộc dự đoán thảm hoạ đã khó lường, tới nước xảy ra rồi và ứng cứu còn cực nhọc và cấp thiết hơn bao giờ hết. Cơn bão Hagibis vừa xảy ra mới đây tại Nhật cũng phần nào khiến nhiều người lo ngại và sợ hãi, nhưng thật may mắn khi không có câu chuyện bi kịch khủng khiếp trên diện rộng nào xảy ra.
Trong một thảm hoạ, yếu tố liên lạc và kết nối, cập nhật thông tin lẫn nhau luôn đứng ở hàng ngũ quan trọng bậc nhất. Đó cũng chính là căn nguyên cho một biện pháp xử lý quen thuộc nhưng cũng rất tinh tế và hiện đại của Nhật Bản - nơi đã quen mặt với những cơn bão và động đất. Nhận thấy vấn đề mạng lưới kết nối phương tiện liên lạc rất dễ sụp đổ khi có thảm hoạ xảy ra (do nghẽn mạng vì quá nhiều truy cập hoặc cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng), chính quyền Nhật đã nghĩ ra một phương án đầy khôn ngoan để áp dụng rất hiệu quả tới tận ngày nay: Phát hành mã Wi-Fi miễn phí khẩn cấp cho mọi người khi có thảm hoạ.
Phương án này được thai nghén và triển khai nhanh chóng ngay sau khi thảm hoạ động đất-sóng thần khủng khiếp chấn động thế giới xảy ra tại Nhật Bản vào năm 2011. Kể từ đó, mỗi khi có một thảm hoạ cấp độ rộng lớn phát sinh, mạng Wi-Fi với mã hiệu "00000JAPAN" sẽ được phát sóng trong vòng 72 tiếng ở hầu hết mọi khu vực trên toàn quốc. Không quan trọng SIM thuộc nhà mạng nào, không cần biết bạn có ở trong tâm điểm nơi diễn ra thảm hoạ hay không, ai cũng có thể truy cập chúng một cách miễn phí.
Sóng di động liên lạc thông thường rất dễ chập chờn hoặc thậm chí không thể vận hành khi có thảm hoạ, vì vậy Internet là vị cứu tinh hợp lý nhất, tận dụng sự phổ biến của các app gọi điện và liên lạc online ngày nay. Thậm chí, nhiều thành phố của Nhật còn tổ chức các buổi tuyên truyền về mã Wi-Fi "00000JAPAN" để mọi người kịp thời biết và nhớ kỹ thông tin này.
Được biết, tổng số lượng các trạm tiếp sóng Wi-Fi của Nhật Bản trên toàn quốc đã tăng cực kỳ mạnh, từ 13.000 điểm vào năm 2011 đã vọt lên tới hàng triệu điểm vào hiện tại. Vì vậy, không khó để một mã Wi-Fi miễn phí trên được phủ sóng nhanh chóng toàn quốc, tương thích với mọi nhà mạng. Ngoài ra, một cổng thông tin chung về thảm hoạ cũng được mở, liên kết với nhiều công cụ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter... để mọi người có thể tìm kiếm trợ giúp cũng như kết nối nhanh chóng cùng lúc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4