Phương tiện rẽ lòng biển với vận tốc lướt gần 1.000 km/h, tiêu tốn ít nhất vài tỷ USD: Còn hơn cả phim viễn tưởng
Hơn cả một phương tiện đi lại, sáng kiến này được kỳ vọng cải thiện thương mại song phương của hai quốc gia và tạo ra một kênh vận tải mới.
Cách nhau hơn 1.800 km, thành phố Mumbai nhộp nhịp của Ấn Độ sẽ kết nối với thành phố cảng Fujairah của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) bằng tàu cao tốc dưới nước. Một lần nữa, UAE muốn tập trung vào một dự án đột phá.
Văn phòng Cố vấn Quốc gia của UAE đang dẫn đầu sáng kiến đầy tham vọng này. Dự án đang thu hút sự chú ý khi các chuyên gia nghiêm túc nghiên cứu tính khả thi của sáng kiến này.
Nổi tiếng với những dự án táo bạo và độc đáo như toà nhà chọc trời cao nhất thế giới, Đảo Cọ nhân tạo ngoài khơi Dubai, UAE đang tìm cách mở rộng năng lực kỹ thuật dưới lòng vùng biển Ả Rập.
Dự án này xuất hiện lần đầu tiên từ năm 2018 và hiện đang được tích cực triển khai. Nó thể hiện quyết tâm của khu vực trong việc dẫn đầu về các công trình ấn tượng.
Thời gian di chuyển bằng máy bay từ Mumbai đến Dubai hiện là hơn 3 giờ đồng hồ, bao gồm cả các thủ tục trước chuyến bay. Tuy nhiên, đề án đường sắt cao tốc dưới nước sẽ giúp giảm thời gian đi lại ít nhất một tiếng và tàu có thể đạt vận tốc tối đa gần 1000 km/h.
Dự án sáng tạo này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể thương mại song phương giữa UAE và Ấn Độ, đồng thời cung cấp một phương thức vận tải mới. Thành phố cảng Fujairah sẽ xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, ngược lại nước ngọt từ sông Narmada sẽ được vận chuyển tới UAE.
Tuy nhiên, việc xây dựng một đường hầm tàu cao tốc dưới nước đặt ra rất nhiều thách thức kỹ thuật. Tính khả thi về mặt kỹ thuật và hậu cần trong việc xây dựng một dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở vùng nước sâu là mối quan tâm hàng đầu. Đường hầm tương lai thậm chí có thể có khung cửa xuyên thấu để hành khách có thể nhìn ngắm đại dương và các sinh vật dưới biển.
Việc phân tích kỹ lưỡng sẽ cho ra các thông số kỹ thuật và cách thức xây dựng công trình này. Nhưng một điều chắc chắn là dự án sẽ cần một khoản đầu tư không hề nhỏ, có thể lên tới vài tỷ USD. Dù vậy, UAE cũng không còn lạ lẫm trong việc chinh phục những thách thức về kỹ thuật.
Trước đây, đường hầm eo biển nối Anh và Pháp đã được xây dựng thành công. Đường hầm này dài hơn 50 km và tàu chạy với tốc độ khoảng 112 km/h. Song, tham vọng của UAE còn vượt xa hơn thế. Họ có kế hoạch xây dựng dự án lớn gấp 50 lần và một đoàn tàu chạy với vận tốc nhanh gấp 10 lần. Điều này thể hiện quyết tâm dẫn đầu cuộc đua phát triển các đô thị tiên tiến.
Theo Wonderful Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android