Chỉ nhắn gia đình một câu "Bố đi chơi mấy ngày" mà không nói địa điểm, ông Hùng lái mô tô chinh phục hơn 14.000km lên Tây Tạng - Trung Quốc suốt 41 ngày đêm.
- 7 món đồ sinh tồn hay ho cho phượt thủ hè này, giá chỉ từ 15.000đ
- Trải nghiệm khó quên của những phượt thủ khi xem màn chiếu 100 inch trong hang động Pygmy Quảng Bình
- Nhóm phượt thủ đến đảo Catalina để tái hiện lại hình nền của macOS bản mới nhất
- "Phượt thủ" 9 tuổi chinh phục đỉnh Kilimanjaro huyền thoại ở Châu Phi chỉ trong 7 ngày
- Mở hộp, trên tay DJI Osmo Pocket: Lựa chọn mới cho Vlogger và Phượt thủ
Trong quán cà phê nhỏ của gia đình, ông Trần Lê Hùng, 71 tuổi, dáng người nhỏ gầy, mái tóc dài bạc trắng được buộc gọn phía sau vui vẻ trò chuyện với những người bạn đến chia sẻ về chuyến đi bản thân vừa trải qua.
Ông vừa có hành trình 41 ngày đêm, chinh phục hơn 14.000km bằng "con ngựa chiến" Honda 500cc của mình. 5 năm trước, chiếc xe này cùng ông chinh phục 39 quốc gia của hai châu lục Á - Âu.
Chinh phục Tây Tạng là ước mơ
Ông Hùng có "máu" phượt từ thời trẻ, từng gắn bó với xe 67 (Honda 67) từ năm 1976, qua mọi cung đường ở Việt Nam, từ cực Bắc vào cực Nam. Với "con ngựa chiến" cũ kỹ ấy, ông có chuyến đi đầu tiên sang Lào. Ngày trẻ, vợ chồng ông Hùng cùng nhau đi phượt lên Hà Giang, Lũng Cú, Cao Bằng, trên con xe 67.
Trong một lần nhìn ngắm những bức ảnh của Trần Đặng Đăng Khoa - chàng phượt thủ đi vòng quanh thế giới bằng xe máy, - ông Hùng đã thực hiện được chuyến đi hơn 45.000km qua 39 quốc gia, xuyên hai châu lục Á - Âu để về thăm trường cũ tại từng học tại Nga.
Ngày đó, khi đi qua Trung Quốc, ông bị thu hút bởi vẻ đẹp nguyên sơ của cao nguyên Tân Cương - Thanh Hải, nhưng chưa thể ngắm kỹ phong cảnh đẹp mê hồn đó, vì phải đi cho kịp thời gian của đoàn. Ông ước có thể quay lại đây một lần để được đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ của Tây Tạng.
Tuy nhiên đây là điều không dễ dàng bởi đường Tây Tạng rất nguy hiểm. Tây Tạng trở thành niềm ao ước của ông Hùng suốt nhiều năm. Cơ hội của ông đã tới, một ngày khi ông đang ngồi lau chùi chiếc mô tô gắn bó với những chuyến đi thì nhận được cuộc điện thoại của anh Hà (hướng dẫn viên đã dẫn ông đi qua 39 quốc gia của 2 châu lục Á - Âu thành công năm 2019).
Đầu dây bên kia giọng nói đầy hồ hởi: “Chú ơi có một đoàn sẽ đi Tây Tạng, họ đồng ý cho chú cháu mình ghép đoàn, chú đi được không?”. Ông Hùng đồng ý ngay, sẵn sàng đáp ứng mọi chi phí dù cao để có thể lên đường, đây có lẽ đây là chuyến đi xa nước ngoài bằng mô tô cuối cùng của ông.
Thời gian anh Hà thông báo đi Trung Quốc gấp rút, chỉ hơn một tuần để chuẩn bị mọi thứ.
Ông Hùng rời Việt Nam hôm 14/6, trải qua hàng nghìn km địa hình hiểm trở, có những đoạn ông phải đứng trên xe để di chuyển.
“Tất cả mọi thứ đều gấp rút từ việc đổi hộ chiếu, khám sức khỏe để mua bảo hiểm quốc tế, xin visa vào Trung Quốc, xin giấy phép vào Tây Tạng, bảo dưỡng xe đến việc chuẩn bị tinh thần ”, ông Hùng nói và cho biết, điều khó khăn và chờ đợi lâu nhất là xin phép cho xe mô tô di chuyển vào Trung Quốc cần ít nhất một tuần mới có kết quả.
Trong thời gian chờ đợi, ông Hùng bảo trì lại con xe 500 phân khối nặng 200 kg từng cùng mình chinh phục 39 quốc gia. Đây là loại xe dành cho người 1,7m - 1,8 m, nên năm 2018 khi mua mới về, ông đã độ lại xe, hạ độ cao, thay ghi-đông, lắp thêm 3 thùng để đồ đi phượt, mua sắm đồ bảo hộ... rồi mang sang trung tâm dạy lái xe tập luyện mỗi ngày.
Hoàn thành mọi giấy tờ, ông lên đường, nhắn gia đình “ Bố đi chơi cùng anh Hà mấy ngày”, rồi phóng thẳng từ Hà Nội sang Lào để vào Trung Quốc.
Trở lại đất Lào sau lần thập tử nhất sinh năm 2019, ông Hùng không thể quên trên con xe nặng 200 kg từng gặp nạn trên đất Lào, ông đâm vào cột mốc bên đường để tránh lao xuống vực. Chiếc xe gãy gập cổ nằm sát mép vực, còn ông Hùng văng ra vệ cỏ ven đường, suýt rơi xuống vực sâu.
Ông Hùng chinh phục gần 14.000km trên con xe 500 phân khối.
“Nghĩ lại tay chân vẫn còn run ”, ông nói.
Trong hai ngày di chuyển tại Lào để tới cửa khẩu giáp Trung Quốc, quãng đường gập ghềnh, sình lầy, cực kỳ khó đi, nhiều đoạn ông Hùng phải đứng trên xe để di chuyển vì không thể ngồi nổi. Mãi 2 giờ sáng xe mô tô của ông mới tới được cửa khẩu, bắt đầu vào đất Trung Quốc.
Những ngày rong ruổi trên đất nước Trung Quốc là những ngày đầy ắp cảm xúc. Ông được hòa mình vào cuộc sống dân dã của người bản xứ, được ngắm nhìn phong cảnh làng mạc và những tộc người khác nhau trải dài theo những con đường quốc lộ mà xe ông đi qua.
Tất cả những thứ đó như nguồn năng lượng giúp cho ông quên mọi vất vả, lấy lại cảm hứng và sức mạnh để vượt qua mọi chông gai của hành trình mà không cảm thấy nhàm chán. Ông không dám tin là mình đã làm được.
“Ngày nào cũng như một giấc mơ ”, ông Hùng nhớ lại chuyến đi của mình.
Có ngày ông di chuyển liên tục tới 22h không ngừng nghỉ. Chuyến đi được sắp xếp trước, từ thời gian, quãng đường nên ông Hùng không có thời gian để nghỉ ngơi.
Bình thường, nhóm biker chỉ di chuyển 400 - 500 km/ngày, nhưng vì phải sửa xe, gặp sự cố về việc mua xăng, để kịp nhập đoàn trình xuất trình giấy tờ, theo chương trình đặt trước, có thời điểm ông Hùng đi liên tục hơn 700km dưới thời tiết thay đổi liên tục, trong một ngày từ nóng 40 độ C đến âm 3 độ C khi lên đỉnh đèo.
"Trên đỉnh đèo lạnh và buốt, gió thổi cực mạnh, mặc bao nhiêu lớp quần áo vẫn thấy lạnh, nhất là về đêm ", ông Hùng hồi tưởng.
Khung cảnh Tây Tạng hùng vĩ, đẹp mê hồn.
Trên con đường chinh phục một trong những đèo cao nhất thế giới 5.566m ở Tây Tạng, trời tối đen như mực, lạnh tê tái, ông Hùng gần như kiệt sức. Biker 71 tuổi phải nằm lại trên đèo cùng người bạn dẫn tour, xung quanh không một bóng người, chỉ có gió lốc thổi mạnh từ hai hồ lớn ở hai bên sườn thổi lên.
"Nếu đi tiếp có thể tôi sẽ chết, mà nằm lại có thể cũng sẽ chết vì lạnh ", ông Hùng nói.
Gặp nhiều khó khăn, số lần ngã xe quá nhiều, nhưng người đàn ông Hà Nội chưa một lần ý định từ bỏ chuyến đi 41 ngày đêm này. Ông đã di chuyển gần 14.000 km cho hành trình Hà Nội - Tây Tạng - Hà Nội.
Thứ đọng lại trong trí nhớ của ông là những cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ, không thể tả bằng lời, là những con người mến khách với đặc trưng của rất nhiều tộc người trên con đường ông đi.
Bí quyết giữ sức khoẻ của cụ ông U80
Để duy trì sức khoẻ tốt, ông Hùng duy trì bơi hàng ngày, bất kể mùa đông hay mùa hè ông đều bơi tại sông Hồng hoặc tại hồ Quảng Bá.
Ông còn tham gia chạy bộ, đá bóng, đá cầu. Nhờ có sự vận động thường xuyên nên ông Hùng rất ítốm đau, nếu có chỉ bị ốm đau rất nhẹ.
Bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, ông Hùng cũng đặc biệt chú ý tới ăn uống, bởi theo ông ăn uống là quan trọng hàng đầu trong việc gìn giữ sức khỏe, trên cả việc tập luyện hàng ngày. Nguyên tắc ăn uống của ông là không ăn quá no, không ăn khi bụng chưa đói, uống nhiều nước.
Ngoài sức khoẻ ông là người có trí nhớ, sự tập trung tốt. Ông nói bản thân may mắn khi được di truyền sức khỏe từ gia đình. Ông còn rèn luyện sự tập trung bằng thiền định hàng ngày. Sự tập trung là bí quyết để nhiều năm di chuyển an toàn trên xe mô tô, hạn chế gặp nạn.
Trong chuyến đi Tây Tạng, anh chị em trong đoàn đều nói: " Sức khỏe của bác như thanh niên, cứ đi liên tục trong nửa tháng ngày nào cũng quá đêm mới về tới khách sạn mà sáng ra đã lại lên đường đi tiếp ”.
41 ngày đêm trên xe mô tô qua đường cua gấp khúc trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, hiều ngày 24/7, ông Hùng có mặt tại hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội, đăng bài đầu tiên gửi lời chào, lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè biết mình đã trở về bình an.
Bỏ lại đằng sau gần 14.000km, với những lần "trốn thoát" khỏi tay tử thần, ông thầm cảm ơn số phận và cảm ơn trời Phật đã phù hộ cho ông nhiều lắm thì ông mới hoàn thành được chuyến đi này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android