Pokémon Go không thể trở thành bom tấn nếu không có Google
Pokémon Go, game bom tấn mới ra mắt dành cho iOS và Android, cho phép bạn thu thập, huấn luyện và cho các Pokémon chiến đấu trong thế giới thực.
Chưa đầy một ngày sau khi ra mắt tại Mỹ, Pokémon Go đã trở thành ứng dụng có doanh thu cao nhất trên App Store của Apple, đánh bại các ứng dụng, game đình đám như Mobile Strike, Spotify và Game of War.
Đây là một tin cực vui với Niantic Labs bởi Pokémon Go là tựa game đầu tiên hãng này ra mắt kể từ khi tách ra khỏi Alphabet, công ty mẹ của Google, gần một năm trước.
Sự thành công vượt tầm của Pokémon Go cũng là tin vui cho Nintendo, nhà xuất bản loạt phim Pokémon, và chứng minh rằng công ty này vẫn còn chỗ đứng trong thế giới smartphone.
Hơn thế, cả Google và Nintendo đều có liên quan tài chính với Niantic. Hai hãng này đã góp một phần trong số vốn trị giá 20 triệu USD mà Niantic huy động được từ cuối năm 2015 tới đầu năm 2016. Điều này có nghĩa là rất nhiều người được hưởng lợi khi Pokémon Go thành công.
Thực tế, có thể nói rằng nếu không có Google và Nintendo, Pokémon Go sẽ không tồn tại. Có thể coi Pokémon Go là phiên bản tiếp theo của Ingress, một tựa game được phát triển dưới sự giám sát của Google.
Cái kết của Trái Đất
Gốc rễ của Pokémon Go được gây dựng từ năm 2004 khi Google mua lại startup có tên Keyhole. Nhiệm vụ của Keyhole là tìm kiếm những điều mới và thú vị có thể thực hiện với bản dồ. Dự án lớn nhất tại Google của Keyhole chính là phần mềm Google Earth, cho phép bạn khám phá thế giới vói các bức ảnh Street Views.
Không lâu sau đó, John Hanke, đồng sáng lập Keyhole, được bổ nhiệm vào vị trí phụ trách Google Maps và các dự án liên quan. Năm 2010, Hanke thành lập Niantic Labs, một startup bên trong Google. Nhiệm vụ của Niantic là tìm ra những cách thú vị cho người dùng sử dụng công nghệ lập bản đồ để tương tác với thế giới xung quanh họ.
Sản phẩm đầu tiên của Niantic là Field Trip được phát hành vào năm 2012. Field Trip sẽ chạy ngầm trên smartphone của bạn và cung cấp cho bạn các thông tin thú vị như các địa điểm lịch sử và bảo tàng khi bạn đi qua chúng.
Cũng trong năm 2012, Niantic phát hành Ingress, một trò chơi khoa học viễn tưởng khuyến khích người chơi đi bộ xung quanh trong thế giới thực và thu thập năng lượng cũng như lãnh thổ bằng cách làm việc nhóm. Rất nhiều game thủ đã gặp rắc rối với cảnh sát khi Ingress khuyến khích họ đi đến những nơi mà họ không nên tới.
Những game thủ Ingress sẽ tìm thấy sự quen thuộc trong Pokémon Go. Trong cả hai game, người chơi đều phải di chuyển tới các địa điểm thực tế, được sắp xếp là trung tâm hoặc nhà thi đấu trong game, để thu thập nhiều vật dụng cũng như năng lượng.
Ingress chưa bao giờ phát triển bùng nổ nhưng cũng có rất nhiều fan trung thành. Trong nhiều năm qua, ưu tiên chính của Niantic là tập trung bảo trì và cập nhật Ingress dưới sự bảo hộ của Google.
Một món ngon khác sắp được phục vụ
Trong ngày Cá tháng Tư năm 2014, Google và Nintendo đã cùng nahu tạo ra một game ngắn thách thức các game thủ tìm kiếm Pokémon trong thế giới thực thông qua ứng dụng Google Maps trên smartphone. Đây là những thông tin đầu tiên hé lộ sự tồn tại của Pokémon Go.
Năm 2015, khi Google tái cơ cấu trở thành Alphabet, Niantic thông báo rằng họ sẽ tách ra thành một công ty riêng và Hanke trở thành CEO.
"Chúng tôi đã sẵn thúc đẩy sự phát triển của họ bằng cách cho họ trở thành một công ty độc lập. Điều này sẽ giúp họ gắn kết chặt chẽ hơn với các nhà đầu tư cũng như các đối tác trong lĩnh vực giải trí", một phát ngôn viên của Google tuyên bố.
Có lẽ Nintendo là một trong số những đối tác.
Và chẳng cần nói cũng biết Alphabet (Google) vẫn nắm giữ cổ phần của Niantic và sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư qua các vòng gây vốn của Niantic.
Năm ngoái, TechCrunch báo cáo rằng Niantic sẽ nhận được thêm 10 triệu USD đầu tư từ Google và Nintendo nếu cán một số cột mốc nhất định. Những cột mốc này có lẽ liên quan tới hiệu suất của Pokémon Go và có thể nói Pokémon Go đã làm rất tốt.
Vì vậy, nếu bạn thích Pokémon Go hãy cảm ơn Google.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập