QLED sẽ trở thành tương lai của thế giới công nghệ TV, đây là 6 lý do tại sao
Sở hữu ưu thế công nghệ vượt trội từ phần cứng kết hợp với phần mềm, TV QLED đang chứng tỏ mình là tương lai của công nghệ hiển thị.
Thời điểm này năm ngoái, khi chứng kiến sự thành công ấn tượng của TV QLED, Ross Young, Founder và là CEO của Display Supply Chain Consultants (DSCC) đã nhận định tại Hội nghị HDR10 tổ chức tại Los Angeles rằng "QLED mới là tương lai của công nghệ TV". Young không phát biểu suông mà đi kèm với bản phân tích chi tiết, chỉ ra rằng công nghệ chấm lượng tử sẽ thành công hơn nữa, số lượng TV sử dụng công nghệ này sẽ tăng trưởng hàng năm đạt tới 90% từ 2016 đến 2021, đạt 100 triệu đơn vị và 34% thị phần.
Vì sao ông Young lại có thể tự tin đến vậy về tương lai của QLED? Dưới đây là 6 lý do quan trọng, chủ yếu đến từ khả năng hiển thị chất lượng của QLED.
Màu đen sâu thẳm
Sự kết hợp của chấm lượng tử và công nghệ làm tối cục bộ Full Array Local Dimming (FALD) đã cho ra hiệu ứng hình ảnh được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao, nếu xét theo độ sáng và màu đen tuyệt đối. Màu sắc và những điểm trắng trông sáng, sinh động hơn hẳn trong khi màu đen sâu thẳm hơn và không bị mờ. Samsung đã thiết kế lại hoàn toàn tấm nền LCD để ngăn chặn tình trạng hở sáng – từng được coi là điểm yếu của công nghệ màn hình LCD. Tất cả là nhờ cách kiểm soát ánh sáng cũng như mở rộng góc nhìn mới của Samsung. TV QLED do đó thừa sức để thách thức điểm cộng lớn nhất của OLED – màu đen cực sâu để tạo nên "độ tương phản vô cực " – với bộ đèn nền LED có khả năng làm tối cục bộ và một một thuật toán chỉ bật đèn ở những phần có màu của hình ảnh.
Khác với OLED - sử dụng những pixel tự phát sáng thay cho đèn nền, FALD có khả năng đạt tới độ sáng cao hơn rất nhiều, tạo ra sự khác biệt giữa màu đen và trắng trên cùng một khung hình. Năm ngoái, TV QLED của Samsung vẫn còn sử dụng công nghệ đèn nền truyền thống, tuy nhiên sang năm 2018, với FALD, chất lượng hình ảnh của TV QLED đã tiến lên một tầm cao mới, với màu đen sâu thẳm thực sự.
Màu sắc chính xác tuyệt đối
Điểm mạnh lớn nhất của công nghệ Chấm lượng tử đó là khả năng tái tạo màu sắc. Về cơ bản, QLED tương tự như công nghệ LED khi màu sắc được phân phối dựa trên đèn LED và dải màu RGB cơ bản. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên vô cùng khác biệt khi sử dụng Chấm lượng tử. Khi ánh sáng chiếu qua những chấm lượng tử siêu nhỏ này (kích cỡ chỉ vài nanomet), chúng sẽ phát ra ánh sáng đỏ/xanh/xanh da trời cực kỳ chính xác trên màn hình. Và màu sắc được xác định dựa trên kích cỡ của các chấm lượng tử.
Điều này có nghĩa là TV QLED có khả năng tái tạo màu sắc chuẩn xác nhất, thật như cuộc sống vậy. Trong một buổi triển lãm dành riêng cho các nhà báo tổ chức ở Việt Nam, Samsung đã mang ra ví dụ một tấm card có màu sắc theo chuẩn của Pantone và so sánh nó với màu sắc của chính tấm card đó xuất hiện trên chiếc TV Q9F. Tất cả các nhà báo có mặt khi đó đều phải công nhận 2 tấm card này có màu sắc y hệt như nhau.
Không hề gặp lỗi burn-in
Không sử dụng các diode phát sáng hữu cơ như OLED, toàn bộ vật liệu cấu thành nên QLED đều là vô cơ. Có lẽ nhiều độc giả sẽ thắc mắc: "Chẳng phải vật liệu hữu cơ sẽ tốt hơn sao?" Không hẳn là như vậy, ít nhất là khi bàn đến công nghệ hiển thị. Vì thuận theo tự nhiên, vật liệu hữu cơ sẽ xuống cấp dần theo thời gian. Hãy nhớ về lỗi burn-in trên các TV plasma ngày trước, khi hình ảnh bị "dính" trên màn hình nếu chúng được hiển thị quá lâu. TV OLED cũng gặp phải vấn đề này.
TV QLED thì hoàn toàn khác, vì vật liệu được sử dụng hoàn toàn là vật liệu vô cơ nên chúng không thể gặp lỗi burn-in. Cũng vì thế, Samsung tự tin bảo hành tới 10 năm cho lỗi burn-in. Ở khía cạnh ngược lại, tất cả những nhà sản xuất TV khác, ngoài QLED thậm chí còn không có chế độ bảo hành với lỗi này.
Độ sáng "vô đối"
Cũng bởi vì từng pixel có khả năng tự phát sáng trên OLED, loại màn này không sử dụng đèn nền. Chúng sẽ chuyển từ chế độ "tắt" thành màu trắng, hoặc màu sắc nào đó khi được kích hoạt. Do đó, màu đen trên TV OLED là rất đáng kinh ngạc và chân thực, tuy nhiên cũng chính vì điều này, từng pixel không thể đạt độ sáng như sử dụng đèn nền trên TV QLED. TV QLED của Samsung có thể đạt tới độ sáng "không tưởng" 2000 nits, trong khi các TV khác chỉ đạt tối đa 700 nits. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Trong phòng sáng, ví dụ phòng khách của bạn có cửa kính lớn chẳng hạn, những chiếc TV QLED sẽ có thể cho ra hình ảnh với màu sắc và độ chi tiết tốt hơn, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ môi trường bên ngoài.
HDR - yếu tố quyết định
HDR là công nghệ tăng vượt bậc độ phủ của cả độ tương phản và màu sắc. Phần sáng sẽ sáng hơn rất nhiều, khiến hình ảnh thêm nhiều chiều sâu hơn. Màu sắc có thể hiển thị nhiều hơn, khiến hình ảnh rực rỡ hơn. Đây là tiêu chuẩn phải có trên các TV cao cấp. Và mới đây, TV QLED của Samsung còn được chứng nhận tới mức HDR10 , tức là ở mức hiện đại bậc nhất. Giải thích đơn giản thì HDR10 sẽ có siêu dữ liệu động, điều chỉnh từng hình ảnh và khung hình để đạt được màu sắc sao cho phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng khi xem các phim bom tấn và chương trình thể thao, khi bạn cần màu sắc và độ tương phản chính xác nhất có thể.
Trí tuệ nhân tạo - công nghệ tương lai
Sở hữu chất lượng phần cứng ấn tượng như vậy nhưng phần mềm mới là lý do TV QLED nắm giữ tương lai. Được hé lộ tại IFA 2018 - hội chợ công nghệ lớn nhất châu Âu tổ chức tại Berlin năm nay, TV QLED lần đầu tiên được ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chuyển hóa hình ảnh 4K thành 8K, qua đó trở thành chiếc TV 8K thực thụ. Không cần phải chờ các bộ phim 8K được sản xuất nữa, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ sử dụng kho dữ liệu sẵn có gồm hàng triệu triệu bức ảnh để phân tích, xử lý và biến hình ảnh 4K trở thành 8K mà không làm giảm chất lượng hình ảnh hay răng cưa trên mép hình. Đây được coi là bước tiến vượt bậc trong công nghệ hiển thị hình ảnh, khi lần đầu tiên công nghệ có thể kéo nội dung lên cùng mà không phải đứng lại chờ các nhà sản xuất phim chạy theo kịp.
Với 6 ưu điểm trên, không còn nghi ngờ gì nữa khi khẳng định QLED sẽ trở thành tương lai của thế giới công nghệ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4