Dù đi sau nhiều nước nhưng Quân đội Nga đang tiến bộ vượt bậc và dần lấy lại ưu thế trong việc robot hóa lực lượng chiến đấu.
Chiến tranh hiện đại ngày nay đang càng ngày giống những bộ phim khoa học viễn tưởng vào thập niên 80, khi mà robot dần thay thế con người trong một số hoạt động quân sự thậm chí là trực tiếp tham chiến và điều này đang xảy ra ở Nga.
Việc Quân đội Nga sử dụng các mẫu robot hay phương tiện chiến đấu sở hữu trí tuệ nhân tạo không phải là điều gì mới và nó cũng đã có một chặng đường phát triển khá dài ngay từ thời Liên Xô. Tuy nhiên một số tính năng quan trọng của các mẫu robot này vẫn do con người điều khiển.
Các mẫu robot đang phục vụ trong Quân đội Nga có thể xuất hiện tương tự như trong một cảnh phim của Hollywood hay hãng Mosfilm của Nga, và có một thực tế rằng Nga đang tự động hóa các phương tiện chiến đấu của nước này. Trong một số nhiệm vụ các phương tiện không người lái đã được đưa vào hoạt động một phổ biến hơn như máy bay không người lái, robot rà phá bom mìn và các đơn vị trinh sát tự động.
Chương trình phát triển robot chiến đấu của Nga bắt đầu từ các hệ thống vũ khí thông thường nhất như tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tiên tiến Pantsir-S1.
Sớm nhất trong số đó có thể kể tới thiết bị lặn tự động GNOM được Nga thử nghiệm vào năm 2005 với nhiệm vụ chính là thăm dò và rà phá bom mìn dưới nước. Trong khi đó tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tiên tiến Pantsir-S1 của Nga cũng được thiết kế với khả năng tác chiến hoàn toàn tự động. Tất nhiên mỗi phương tiện như chỉ có thể thực hiện một số nhiệm vụ nhất định và việc chế tạo các kiểu robot như vậy ở Nga vào thời điểm đó còn khá mới mẻ.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của các loại robot quân sự Nga là nhằm giảm thiểu thương vong cho binh sĩ trên chiến trường, có thể lấy ví dụ như việc sử dụng các phương tiện rà phá bom mìn tự động giúp giảm đáng kể các thiệt hại về người trong nhiệm vụ dọn sạch bom mìn trong và sau chiến tranh. Bên cạnh đó robot cũng có lợi thế rất lớn khi chúng có thể hoạt động trong điều kiện mà con người không thể như hoạt động liên tục dưới nước, các khu vực bị nhiễm phóng xạ và nhiều ứng dụng khác.
Mô hình của tương lai
Dù đi sau một số nước trên thế giới nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Nga lại là nơi phát triển ra các mẫu robot chiến đấu hàng đầu, thậm chí một trong số đó đã được Quân đội Nga đưa vào trang bị và thực chiến trên chiến trường. Hứa hẹn nhất trong đó là mẫu robot vũ trang Platforma-M nó có thiết kế khá đơn giản và có trọng lượng chỉ gần 1 tấn, hệ thống vũ khí chính trên Platforma-M gồm súng máy tự động, súng phóng lựu tự động và tên lửa chống tăng về cơ bản nó có thể sử dụng hầu hết mọi loại vũ khí bộ binh.
Trong ảnh là robot vũ trang Platforma-M sắp được Quân đội Nga đưa vào trang bị.
Ngoài ra tùy theo mục đích sử dụng Platforma-M cũng có thể được biến thành một phương tiện trinh sát, hệ thống giáp bảo vệ của Platforma-M có khả năng chống lại các loại vũ khí bộ binh cầm tay. Nó có tốc độ di chuyển tối đa hơn 10km/h gần bằng tốc độ chạy của 1 binh sĩ thông thường tuy nhiên nó có thể duy trì tốc độ đó hơn 10 giờ đồng hồ.
Một mẫu robot vũ trang khác do Nga phát triển là MRK-27-BT cũng được đánh giá khá cao, trang bị vũ khí chính của MRK-27-BT là súng phóng lựu tự động, rocket và súng máy hạng nhẹ cùng với đó là lựu đạn gây choáng. Điểm đặc biệt của MRK-27-BT là hệ thống bánh xích được thiết kế đặc biệt của nó có khả năng di chuyển cơ động trên mọi loại địa hình và tầm điều khiển hiệu quả của nó là trong vòng 500m. Cả Platform-M và MRK-27-BT đều sẽ được trang bị cho Quân đội Nga trong thời gian sắp tới.
Tất cả trong một
Platform-M hay MRK-27-BT chưa phải là tất cả những gì người Nga có, khi vào cuối năm 2015 Bộ Quốc phòng Nga giới thiệu phương tiện chiến đấu không người lái Uran-9. Uran 9 không giống bất cứ mẫu robot vũ trang nào từng được Nga giới thiệu trước đó khi mà nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một biến thể và trong mọi điều kiện. Xét về thiết kế Uran-9 gần như một chiếc xe tăng thu nhỏ với trọng lượng khoảng 8 tấn lớn nhiều lần so với Platform-M.
Kích thước đồ sộ của phương tiện chiến đấu không người lái Uran-9 với hệ thống hỏa lực mạnh mẽ.
Ngoài một pháo chính tự động 30mm, Uran-9 còn được trang bị tên lửa chống tăng và phòng không tầm thấp hệ thống vũ khí này biến Uran-9 thành một “kẻ hủy diệt” thật sự trên chiến trường. Nó có thể tiêu diệt mọi mục tiêu từ lực lượng bộ binh, xe tăng cho đến máy bay đối phương và trung tâm điều khiển của Uran-9 cách chiến trường hàng km. Bên cạnh đó Uran-9 cũng có thể được chuyển đổi sang mục đích dân sự như một phương tiện cứu hộ hoặc cứu hỏa tự động.
Và sau cùng của tất cả là thiết kế nổi bật nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong những năm qua xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14, với thiết kế tháp pháo hoàn toàn tự động và vai trò của kíp chiến đấu trong tháp pháo xe gần như bị loại bỏ. Thay vào đó toàn bộ khoang điều khiển được được chuyển sang phía trước của xe.
Việc sử dụng tháp pháo tự động làm giảm đáng kể trọng lượng của T-14 với việc hạn chế sử dụng hệ thống giáp bảo vệ trên tháp pháo cũng như tăng độ an toàn của kíp chiến đấu trong trường hợp xe bị tấn công. Và trong tương lai Quân đội Nga hoàn toàn có thể sở hữu một mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn tự động tương tự Uran-9 với các đầy đủ các khả năng tác chiến như một chiếc xe tăng thông thường.
Theo Kiến Thức
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4