Quay lại "thị trấn ma" Chernobyl sau 30 năm thảm họa hạt nhân

    Neo,  

    Ba mươi năm trước, cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn nhất trong lịch sử đã tàn phá một thị trấn nhỏ có tên Pripyat tại Ukraina. Thời điểm đó, thị trấn có 48.000 dân.

    Hiện tại, nó chỉ còn là một thị trấn ma.

    Số người chết bởi thảm họa Chernobyl lên tới hàng chục ngàn người, thậm chí hàng triệu người nếu tính cả ảnh hưởng, gây bệnh ung thư sau này. Bức xạ chết người vẫn tiếp tục phát ra từ Chernobyl, tiếp tục làm suy giảm một nửa tuổi thọ của các sinh vật sinh sống tại đây trong vòng 600 năm tới.

    Sớm ngày 26/4/1986, một thử nghiệm giới hạn phản ứng thất bại tại Chernobyl đã gây ra một vụ nổ kép, phát tán một lượng bức xạ lớn vào không khí. Ngọn lửa thiêu rụi mọi thứ trong nhiều tuần.

    Cư dân Pripyat nhanh chóng đi sơ tán với hy vọng sẽ sớm được trở về nhà. Nhưng họ không bao giờ có cơ hội quay trở lại quê hương. Họ bỏ lại tất cả những gì giá trị nhất, cố gắng giữ lấy mạng sống của mình.

    Ngày nay, Pripyat đã mở cửa cho phép những người hiếu kỳ vào quan sát, chụp ảnh. Mức độ bức xạ không thể gây hại cho cơ thể con người nếu chúng ta chỉ ở đây một ngày.

    Đi bộ qua thị trấn, chúng ta cỏ cảm giác như mình đang đi ngược thời gian, khám phá một phần đang bị đóng băng của lịch sử thế giới.

    Rất nhiều tòa nhà đổ nát với nội thất đảo lộn, gãy vỡ.

    Ngay sau khi thảm họa xảy ra, chính quyền đã cố thanh tẩy chất phóng xạ tại khu vực trong vòng bảy tháng nhưng không thành công.

    Trước khi di tản, các cô bé cậu bé mẫu giáo đã kịp đeo mặt nạ dưỡng khí cho những chú búp bê bị bỏ lại.

    Những chiếc giường gỉ sét và đồ chơi bị phá hủy cho thấy mức phóng xạ ở đây vẫn cực kỳ nguy hiểm.

    "Chạy mất dép" là điều duy nhất người dân tại đây có thể làm trước thảm họa hạt nhân.

    Các nghiên cứu mới nhất cho thấy thảm họa hạt nhân Chernobyl có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như gây bệnh ung thư tuyến giáp và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhiều phụ nữ cũng bị ép phải nạo/phá thai ngay sau khi thảm họa xảy ra.

    Liên Xô đã phải chi tới 18 tỷ USD để khắc phục khủng hoảng và thanh tẩy chất phóng xạ trong khu vực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô xụp đổ.

    Thậm chí hiện tại, hàng triệu USD vẫn được chi ra để trợ cấp, bù đắp cho những nạn nhân bị ảnh hưởng.

    Liên Xô phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa gây ra cho Ukraina. Lỗi trong quá trình thử nghiệm xuất phát từ sự ngạo mạn và thiếu những giám sát an toàn của chính quyền Liên Xô.

    Năm 2002, Liên Hợp Quốc đã tạo ra Chương trình Phát triển và Hồi sinh Chernobyl nhằm giải quyết các gánh nặng trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất của Ukraina.

    Ngoài ra, tổ chức phi lợi nhuận Trẻ em Quốc tế Chernobyl cũng hợp tác với chính phủ Belarus và Liên Hợp Quốc để thực hiện các nghiên cứu và các chương trình hỗ trợ cho các nạn nhân.

    Tất cả những nỗ lực này đều hướng tới một tương lai mà tại đó các mối nguy hiểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân được quan tâm nhiều hơn và tốt nhất là nên tránh để xảy ra khủng hoảng hạt nhân.

    Tham khảo BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ