Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản

    Vũ Huế, Theo Helino 

    Ngoài chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng, hai vòng cực của Trái đất thật ra vẫn còn cả một hệ động vật phong phú.

    Tất cả chúng đều có chiến thuật thích nghi riêng biệt. Có loài chọn từ bỏ hệ hô hấp. Có loài lại tự kiểm soát hoạt động trao đổi chất, tùy ý ngủ đông khi cần. Và dù rất vẻ ngoài dữ tợn, đáng sợ như quái vật, chúng vẫn có đôi phần khá đáng yêu.

    1. Kỳ lân biển - ngà dài cả 2,44m

    Mang tiếng là "kỳ lân", nhưng kỳ lân biển (Monodon monoceros) lại không khó gặp chút nào. Chúng thực chất là một phân họ của nhà cá voi có răng, đặc trưng bởi chiếc ngà dài, thẳng, xoắn như mũi khoan ở hàm trái của con đực.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 1.

    Ngà kỳ lân biển có thể dài đến 2,44m. Tuy nhiên, nó được dùng để làm gì thì các nhà khoa học vẫn chưa dám khẳng định. Có thể, nó được dùng để "lấy điểm" với kỳ lân biển cái. Cũng có thể, nó được dùng để chiến đấu hoặc săn mồi.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 2.

    Chỉ chắc chắn một điều là người Eskimo khá "kết" cái ngà dài và thẳng ấy. Họ thường săn kỳ lân biển để lấy thịt và lấy ngà.

    2. Cá băng - máu trắng, thân trong suốt

    Cái độc đáo nhất ở cá băng (Notothenioidei) là máu của nó có màu trắng. Kết hợp với cơ thể trong suốt, chúng giúp cá băng ngụy trang một cách hoàn hảo.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 3.

    Bí mật đẳng sau màu sắc đặc biệt này nằm ở huyết sắc tố. Ở phần lớn các loài động vật, huyết sắc tố chiếm hẳn 45%, nhưng ở cá băng chỉ là 1%. Chính vì sự nghèo nàn này mà máu của cá băng mới thành ra màu trắng.

    Ngoài kỹ năng ngụy trang, cá băng còn trang bị một khả năng sinh tồn đặc biệt khác, đó tự tạo ra glycoprotein (một chất chống đông) trong máu. Trong khi hầu hết các loài cá đều có thể sẽ mất mạng nếu bị đem vào vùng nước âm độ C, cá băng lại chết mất xác nếu bị đưa ra khỏi Nam Cực, tới các biển ấm hơn.

    3. Giun băng - không bao giờ trượt ngã

    Ai từng đi trên băng cũng chắc chắn biết rằng nền băng hết sức trơn trượt. Đây cũng là khó khăn các loài vật gặp phải khi sinh tồn tại 2 vùng cực của Trái đất.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 4.
    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 5.

    Nhưng với giun băng (Ice Worm), chúng chẳng ngại gì điều đó, nhờ các sợi lông nhỏ ở trên thân mình. Khi cần di chuyển, chúng sẽ dùng những sợi lông này bám vào mặt băng, sau đó kéo cơ thể đi. Nhìn có vẻ chật vật, nhưng một con giun băng bé tí tẹo ấy cũng có thể đạt vận tốc 3m/h.

    4. Cua Hoff - đủ sức "cắm trại" quanh lỗ thuỷ nhiệt nóng bỏng

    Tên của cua Hoff (một loài cua kỳ lạ được tìm thấy dưới độ sâu 2000m của biển Nam Cực) được đặt theo tên của diễn viên gạo cuội người Mỹ, David Hasselhoff, vì đều có mớ "tóc" bờm xờm giống y như nhau.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 6.

    Dù sống ở Nam Cực nhưng cua Hoff không giỏi chịu lạnh cho lắm. Vì thế, chúng thường tụ tập quanh các lỗ thủy nhiệt dưới đáy biển, như người ta quầy quần bên đống lửa cắm trại vậy.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 7.

    Song cua Hoff cũng chẳng giỏi chịu nóng. Chúng sẽ phải giữ khoảng cách nhất định để không bị luộc chín. May ở chỗ, lỗ thông hơi thủy nhiệt cũng là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Cua Hoff chỉ việc nhặt ăn, sống nhởn nhơ cả đời.

    5. Bọ đuôi bật – ngủ đông tùy ý

    Nếu xét về mặt thời gian cư trú thì bọ đuôi bật (Collembola) mới chính là "tộc bản địa" ở Nam Cực chứ không phải là chim cánh cụt.

    Bọ đuôi bật là một phân lớp động vật chân đốt cổ xưa nhất và đông đúc nhất trên Trái đất. Chúng phát triển tấp nập nhờ khả năng thích nghi mạnh mẽ. Tại Nam Cực, chúng chui rúc dưới các tảng đá dọc theo bờ biển.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 8.
    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 9.

    Như các sinh vật khác ở vùng cực, bọ đuôi bật cũng cần chiến thuật sinh tồn đặc biệt. Chúng vừa tiết ra glycerol để giữa ấm cơ thể, vừa cố ý giảm thiểu hoạt động trao đổi chất để tiết kiệm năng lượng. Nếu tình hình trở nên quá khắc nghiệt, bọ đuôi bật Nam Cực còn có thể tạm thời ngủ đông.

    6. Cá mập Greenland - thọ nhất quả đất

    Suốt một thời gian dài, chúng ta cứ nghĩ cá voi đầu cong (Balaena mysticetus) là loài có xương sống thọ nhất trên Trái đất, vì nó có thể sống tới ngoài 200 năm. Nhưng cá mập Greenland (Somniosus microcephalus) lại đánh tan thường thức ấy bằng tuổi thọ cao đến hơn 500 năm.

    Tại vùng biển Bắc Cực, cá mập Greenland là nỗi kinh hoàng của các sinh vật sống dưới nước khác. Nó được đánh giá là loài săn mồi thành thạo nhất.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 10.

    Chỉ có điều, sống lâu cũng chưa hẳn đã là chuyện tốt. Vì biển Bắc Cực còn có loài ký sinh trùng tên là Copepoda. Loài này cực khoái bám vào mắt cá mập Greenland để hút dinh dưỡng, dần khiến mắt cá bị thoái hóa và mù lòa.

    7. Nhện biển – không thở như người thường

    Cả người một con nhện biển (có cả ở Bắc Cực và Nam Cực) gần như toàn là... chân. Nó có thể có đến 12 cái chân, cái nào cái nấy dài đều dài khủng khiếp, có thể tới vài chục centimet.

    Kỳ cục là cơ thể nhện biển lại rất bé. Và vì chẳng có gì ngoài mớ chân, nên chúng cũng không có hệ hô hấp luôn.

    Con mồi của nhện biển khá đa dạng, bao gồm bọt biển, giun, sứa... Nhện biển cũng không cắn như nhện trên đất liền mà cắm vòi vào cơ thể con mồi, rồi hút giống như loài muỗi.

    Quên gấu trắng đi, 2 vùng cực Trái đất còn có những loài hết sức quái đản - Ảnh 11.

    Tham khảo: Ranker

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ