Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Khi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.
- Tại sao cơ thể chúng ta lại gặp tình trạng 'đụng đâu giật đấy' trong mùa đông?
- Chúng ta có thể đã sai về T. rex một lần nữa: 'Thông minh như khỉ' hay chỉ là lời đồn?
- Robot CUE của Toyota thiết lập kỷ lục Guinness Thế giới trong môn bóng rổ
- Sữa sô cô la bắt nguồn từ đâu?
- Chỉ một phần nhỏ hydro ẩn bên dưới bề mặt Trái Đất cũng có thể cung cấp năng lượng cho Trái Đất trong 200 năm
San Marino, một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, nằm trọn trong lãnh thổ của Ý, với diện tích chỉ khoảng 61,2 km² và dân số hơn 20.000 người. Điều đáng kinh ngạc là số lượng xe ô tô tại đây lên tới khoảng 55.000 chiếc, tức là mỗi người dân sở hữu trung bình gần ba chiếc xe.
Dù có mật độ xe cộ cao như vậy, nhưng San Marino vẫn nổi tiếng với hệ thống giao thông thông thoáng và trật tự. Và điều đặc biệt là quốc gia này không sử dụng đèn giao thông, một điều vô cùng khó tin khi so sánh với các đô thị lớn thường xuyên bị ùn tắc.
Bí quyết từ thiết kế đường sá và ý thức cộng đồng
Lý do chính khiến giao thông tại San Marino luôn mượt mà nằm ở cách quy hoạch đường phố độc đáo. Thay vì áp dụng mô hình đường đô thị chằng chịt, quốc gia này xây dựng các tuyến đường vòng bên ngoài khu trung tâm, kết hợp với hệ thống ngõ hẻm nhỏ để bổ sung. Phần lớn các tuyến đường đều là đường một chiều, giúp giảm đáng kể áp lực giao thông và loại bỏ các điểm xung đột tại giao lộ.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân San Marino đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người dân tại đây luôn nhường đường, tuân thủ quy tắc giao thông và ưu tiên sự an toàn. Chính sự tôn trọng lẫn nhau này đã biến đèn giao thông trở nên không cần thiết.
Một nền kinh tế thịnh vượng hỗ trợ hạ tầng giao thông
San Marino không chỉ gây ấn tượng với hệ thống giao thông, mà còn nổi bật bởi nền kinh tế mạnh mẽ. Với thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng 57.000 USD, đây là một trong những quốc gia nhỏ có nền kinh tế phát triển bậc nhất. Các ngành kinh tế chủ lực của San Marino bao gồm sản xuất rượu vang, pho mát và điện tử, cùng với nguồn thu đáng kể từ du lịch.
Chính sự thịnh vượng này đã tạo điều kiện để người dân sở hữu nhiều xe hơi, mặc dù thực tế họ ít khi sử dụng xe trong phạm vi quốc gia. Xe hơi chủ yếu được sử dụng khi người dân di chuyển sang Ý hoặc các quốc gia lân cận.
Liệu mô hình này có thể áp dụng ở nơi khác?
Câu hỏi được đặt ra là: Liệu mô hình giao thông của San Marino có thể áp dụng ở các quốc gia khác? Đáng tiếc, với quy mô và mật độ dân cư lớn, cùng sự phức tạp trong địa hình, nên hầu hết các quốc gia đều khó thực hiện được cách quy hoạch tương tự.
Tuy nhiên, bài học về ý thức tham gia giao thông từ San Marino là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng có thể học hỏi. Giao thông trật tự và an toàn không chỉ dựa vào hạ tầng, mà còn phụ thuộc vào thái độ và trách nhiệm của từng cá nhân.
Không chỉ là một quốc gia không đèn giao thông, San Marino còn là điểm đến hấp dẫn với cảnh quan tuyệt đẹp và bầu không khí thanh bình. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
San Marino, với sự nhỏ bé nhưng độc đáo, chính là minh chứng rằng sự đơn giản đôi khi lại tạo nên sự khác biệt lớn. Một quốc gia nhỏ, không đèn giao thông nhưng vẫn đầy quy củ, là tấm gương đáng ngưỡng mộ về cách con người và phương tiện giao thông có thể hòa hợp một cách hoàn hảo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sang năm 2025, Cực Bắc từ của Trái Đất sẽ bị lệch 175 km: Các ứng dụng GPS như bản đồ Google Maps ở Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không?
Cục Khảo sát Địa chất Anh (BGS) cho biết nếu không cập nhật vị trí Cực Bắc từ mới, một chiếc máy bay từ Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi đến Anh có thể sẽ bay chệch hướng 150 km.
Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD xây quả cầu khổng lồ sâu 700m dưới đất, chứa dung dịch đặc biệt để săn loại hạt tiết lộ bí mật vũ trụ