Rắn mũi hếch là một loài hết sức hiền lành, không có độc và bô hại với con người, do đó để tự bảo vệ bản thân mình trước những kẻ thù trong tự nhiên, chúng đã chọn cách giả chết, không những thế, cơ thể chúng còn phát ra mùi hôi thối như những xác động vật đang phân hủy.
- Cặp song sinh lạc nhau 44 năm, một người ở Hàn Quốc, một người ở Mỹ, họ đã lớn lên với sự khác biệt như thế nào?
- Căn nhà như 'viên ngọc đen' giữa rừng núi Nhật Bản
- Review tận tình 2 sản phẩm lọc nước mini nhà ai cũng nên có, giá 600k dùng được cả năm
- Nghệ sĩ dùng Unreal Engine 5 dựng nhà ga Nhật Bản quá chân thực, khiến người xem tự hỏi thực tại liệu có thật
Khi nhắc đến rắn, người ta sẽ liên tưởng ngay đến một loài động vật nguy hiểm với những nhát cắn chết người. Khi cảm thấy bị đe dọa, đa số các loài rắn thường đưa ra dấu hiệu cảnh báo ví dụ như phùng mang hoặc rung đuôi để cảnh báo đối phương về việc nó có thể tấn công bất cứ lúc nào. Cũng chính vì sở hữu nọc độc nguy hiểm nên chúng đã sử dụng luôn nọc độc của mình để săn mồi cũng như phòng thủ thông qua những nhát cắn hoặc ở một số loài có thể phun nọc độc vào không khí.
Tuy nhiên với loài rắn mũi hếch, hay có tên gọi chính thức là rắn Hognose Bắc Mỹ, rắn zombie thì mọi thứ lại hoàn toàn khác. Chúng là một loài rắn khá hiền lành, không có nọc độc và hoàn toàn vô hại với con người. Do đó, để bảo vệ bản thân khỏi nhưng kẻ thù nguy hiểm trong tự nhiên, chúng đã chọn phương pháp giả chết, đồng thời phát ra những mùi hôi thối để đánh lừa đối phương.
Khi gặp nguy hiểm, loài rắn này sẽ giả vở chết bằng cách mở miệng, lăn và quằn quại một lúc trước khi nằm ngửa để báo hiệu rằng nó đã chết. Thậm chí nó có thể ngừng thở, tỏa mùi kinh khủng để tăng tính thuyết phục cho cái chết. Tất nhiên sau khi kẻ thù đi khuất, nó sẽ lại bò thật nhanh để chạy thoát. Dưới góc nhìn khoa học, hành động trên của loài rắn Hognose thực chất là một cơ chế phòng vệ của nó và nó quả thực phát huy hiệu quả rất lớn.
Hiện tương giả chết ở những loài động vật khác
Trong các động vật không xương sống, hiện tượng giả chết phổ biến trong ngành Arthropoda và đã được chứng minh là xảy ra ở bọ cánh cứng, bướm đêm, bọ ngựa, ve sầu, dế, nhện, ong bắp cày, ong và kiến. Còn đối với những loài động vật có xương sống, hiện tượng này đã được ghi nhân ở cá mập, cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming