Dường như, bộ não người luôn có xu hướng ghi nhớ và xác định vật thể. Với bộ phim ngắn mang tên "Recurrence", bạn sẽ nhận ra rằng bộ não vốn rất dễ bị đánh lừa.
Bộ phim Recurrence (tạm dịch: Sự trở lại trong tâm trí) được sản xuất bởi Julius Horsthuis - nhà thiết kế hiệu ứng hình ảnh kiêm nghệ sĩ hình học phân dạng (fractal) đến từ Amsterdam.
Phân dạng ban đầu được nghiên cứu như một vật thể toán học. Hình học phân dạng là ngành toán học chuyên nghiên cứu các tính chất của phân dạng; những tính chất không dễ gì giải thích được bằng hình học thông thường.
Julius đưa khán giả chầm chậm tiến vào một thành phố rộng lớn do anh tạo ra. Càng tiến sát đến thành phố đó, ngỡ tưởng chúng ta sẽ thấy rõ các chi tiết nhưng chúng lại tiếp tục phân dạng thành những thứ bé nhỏ hơn. Dường như bộ phim đưa chúng ta vào một chuyến tham quan không có điểm kết thúc.
Bên cạnh hình ảnh rất "trippy", bản nhạc nền Life, Life (do huyền thoại piano Nhật Bản Ryuchi Sakamoto thể hiện) trầm lắng, pha chút buồn bã cùng giọng dẫn truyện truyền cảm khiến Recurrence giống như một giấc mơ chậm chạp và miên man.
Recurrence
Để tạo ra bộ phim này, Julius phải sử dụng ảnh chụp vệ tinh của những thành phố thực sự, cộng thêm công nghệ tạo hình 3D cùng các thuật toán phân dạng phức tạp. Kết quả là tác giả đã tạo ra được một ảo ảnh với hiệu ứng thị giác tuyệt vời.
Trong khi bộ phim này là sản phẩm của trí tưởng tượng và công nghệ hình ảnh, nó khiến ta liên tưởng đến một chiếc máy bay bị lạc vào khoảng không gian vô tận, còn bạn giống như một hành khách đang mòn mỏi đợi máy bay đáp xuống đường băng.
Theo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời