Ricoh Theta S: Máy ảnh bỏ túi có thể chụp tự sướng 360 độ

    Hiển Xăm,  

    Bỏ qua những nhược điểm của Ricoh Theta S, có thể nói đây vẫn là một mẫu máy ảnh bỏ túi với tính năng độc đáo trên thị trường hiện nay.

    Vào năm 2013, Ricoh lần đàu tiên giới thiệu mẫu máy ảnh với ống kính kép cho phép chụp 360 độ xung quanh với tên gọi Theta M15 đã khiến nhiều người thích thú. Nổi bật vật khả năng chụp 1 lần nhưng cho phép xuất ra những bình ảnh toàn cảnh, hỗ trợ việc sáng tác những bức ảnh hoặc video kiểu tương tác với người xem ứng dụng bằng công nghệ Virtual Reality (thực tế ảo), Ricoh Theta M15 thực sự thu hút sự quan tâm của giới công nghệ lúc bấy giờ.

    Tuy nhiên, mẫu máy ảnh này vẫn tồn tại nhiều yếu điểm khiến bản thân chiếc Theta M15 khó tìm đc thị trường của riêng mình. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ hỗ trợ kiểu chụp hình/quay phim vào thời điểm đó chưa thực sự hấp dẫn người dùng khiến Theta M15 chưa tạo được sự bứt phá.

     Ricoh Theta S với màu đen nhám nam tính hơn

    Ricoh Theta S với màu đen nhám nam tính hơn

    Và đến năm 2015, Ricoh tiếp tục giới thiệu phiên bản Theta S với nhiều nâng cấp hỗ trợ người dùng tốt hơn như kết nối wifi hỗ trợ liveview trên smartphone, tốc độ Wi-Fi ổn định và nhanh hơn, chất lượng thấu kính tốt hơn cùng độ mở lớn hơn, thêm nhiều tuỳ biến điều khiển trên ứng dụng ThetaS của smartphone khiến chiếc ThetaS trở thành một phụ kiện chụp ảnh không thể thiếu của những người mê công nghệ hay dân thích du lịch. Ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng không đwngs ngoài sự hấp dẫn của mẫu máy này.

    THIẾT KẾ: thay đổi nhẹ, nam tính hơn

    Về mặt thiết kế, ThetaS vẫn giữ nguyên kiểu dáng giống Theta M15 nhưng thay vì có nhiều màu sắc trẻ trung thì ThetaS chỉ có một màu đen nhám.

    ThetaS vẫn sở hữu hệ ống kính kép ở 2 mặt của máy nhưng hệ ống kính này đã được nâng cấp lên với chất lượng quang học được đánh giá là tốt hơn cùng độ mở tới f/2.0. Điều này cho phép người dùng có thể chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn do đảm bảo được tốc độ màn trập.

    Ngoài ra, nút bấm bên hông của Theta S cũng được bổ sung thêm nút chuyển chế độ giữa quay và chụp giúp việc điều khiển thuận tiện hơn Theta M15 mà vẫn giữ được sự gọn gàng của chiếc máy.

     Nút bấm điều khiển bên cạnh máy có vị trí bấm khá vừa tay.

    Nút bấm điều khiển bên cạnh máy có vị trí bấm khá vừa tay.

    Phía dưới đáy máy được bổ sung thêm cổng giao tiếp Micro-HDMI để có thể truy xuất dữ liệu ra màn hình và vẫn duy trì một cổng xạc Mini-usb kèm chuyển dữ liệu với PC.

     Phía dưới máy là cổng sạc Mini-USB và micro HDMI.

    Phía dưới máy là cổng sạc Mini-USB và micro HDMI.

    Nhìn chung, về mặt thiết kế Theta S không có nhiều khác biệt so với Theta M15 nhưng được bổ sung những tính năng cần thiết để việc sử dụng thuận tiện hơn.

    TÍNH NĂNG: Cải tiến mạnh mẽ hơn

    Nếu Ricoh Theta M15 chỉ mang lại trải nghiệm của ảnh/phim 360 ở mức cơ bản thì ở Theta S, Ricoh mang lại những tính năng đầy đủ và có thể khiến người dùng cảm giác như đây là một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp với đầy đủ các chế độ chụp như Auto, ưu tiên tốc độ màn trập (shutter priority), ưu tiên độ nhạy sang (ISO priority) và cả chế độ Manual cho phép người chụp chủ động cả tốc độ màn trập, ISO và cân bằng trắng.... Ngoài ra, tính năng chụp Interval Shot hay còn gọi là time-lapse cũng hỗ trợ trên Theta S với nhiều mức thiết lập thời gian chụp.

     Chế độ chụp tự động cho phép người chụp có thể tuỳ chỉnh bù trừ sang /-EV và tuỳ chọn thêm về xử lý noise.

    Chế độ chụp tự động cho phép người chụp có thể tuỳ chỉnh bù trừ sang /-EV và tuỳ chọn thêm về xử lý noise.

     Chế độ ưu tiên tốc độ chụp cùng tuỳ chỉnh về cân bằng trắng và /-EV

    Chế độ ưu tiên tốc độ chụp cùng tuỳ chỉnh về cân bằng trắng và /-EV

     Chế độ chụp ưu tiên ISO

    Chế độ chụp ưu tiên ISO

     Chế độ chụp thủ công để người dùng tuỳ biến các thông số cho phù hợp với ý tưởng muốn chụp.

    Chế độ chụp thủ công để người dùng tuỳ biến các thông số cho phù hợp với ý tưởng muốn chụp.

    Tuy nhiên, để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng này của Theta S, người dùng sẽ phải cài đặt ứng dụng Theta S và kết nối với Wi-Fi của máy để điều khiển máy. Còn nếu chỉ có máy Theta S thì người dùng chỉ có thể sử dụng được chức năng cơ bản là quay và chụp 360 độ. Ứng dụng Theta S cũng đồng thời cho phép người dung xem lại ảnh đã chụp dưới dạng 360 độ, tuy nhiên người dùng phải download ảnh từ Theta S về smartphone thì mới có thể xem được.

    Phiên bản Theta S cũng đã được nâng cấp bộ nhớ lên 8 GB (so với 4 GB của Theta M15) và độ phân giải cũng đã lên tới 12Mpx (x2) cho phép máy có thể quay video với độ phân giải Full HD ở tốc độ 30 fps liên tục trong 25 phút. (Theta M15 chỉ có thể quay Full HD ở tốc độ 15 fps và liên tục trong 5 phút)

    TRẢI NGHIỆM THETA S VÀ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH

    Có thể nói, ở phiên bản mới Theta S cho chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn Theta M15 ở độ sắc nét và sự rực rỡ của màu sắc. Nếu trước đây Theta m15 không được đánh giá cao ở những hạng mục này thì Theta S đã làm tốt nhiệm vụ cải thiện chất lượng hình ảnh cho dòng máy 360 độ độc đáo này.

     Hình ảnh nguyên gốc từ máy ảnh Ricoh Theta S.

    Hình ảnh nguyên gốc từ máy ảnh Ricoh Theta S.

    Ngoài ra, cũng cần phải nói đến khả năng khử noise ở ISO cao trên Theta S cũng đã tiến bộ hơn khi chụp trong điều kiện thiếu sáng ở ISO 800 vẫn cho chất lượng hình ảnh ở mức chấp nhận được và từ ISO 1000 trở lên thì hạt nhiễu bắt đầu nhiều hơn. Cùng với ống kính có độ mở lớn hơn – f/2.0 – Theta S cho khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng cũng hiệu quả hơn và người dùng cũng không phải lăn tăn về việc bị trượt nét bởi với góc rộng 180 độ cho mỗi ống kính thì bức ảnh chụp từ Theta S có trường nét là vô cực.

    Một cải tiến lớn mang lại khả năng sáng tác tốt hơn cho người dùng Theta S chính là khả năng chụp phơi sáng với thời gian chụp lên tới 60 giây và tốc độ màn trập tối đa của Theta S đạt 1/6.400 giây (có phần vượt trội hơn cả các máy ảnh bán chuyên nghiệp).

     Lỗi quang sai viền tím khá nặng trên Ricoh Theta S.

    Lỗi quang sai viền tím khá nặng trên Ricoh Theta S.

    Tuy nhiên, qua trải nghiệm thực tế các tính năng thiết lập thông số trên Theta S thì kết nối Wi-Fi giữa Theta S và smartphone dù cho phép liveview nhưng có độ trễ và các thay đổi về tốc độ màn trập, ISO hay Cân bằng trắng đều cần có thời gian để người dùng nhận thấy sự thay đổi trên màn hình điện thoại trước khi chụp. Ngoài ra, dù chất lượng hình ảnh đã được cải thiện nhưng do sử dụng độ mở lớn f/2.0 nên hiện tượng viền tím xuất hiện khi chụp với độ chênh sáng cao. Điều này có thể gây khó chịu với một số người có yêu cầu cao về chất lượng quang học.

    Bỏ qua những nhược điểm của Ricoh Theta S, có thể nói đây vẫn là một mẫu máy ảnh bỏ túi với tính năng độc đáo trên thị trường hiện nay. Nếu trước đây ứng dụng cho những bức ảnh 360 độ chưa nhiều thì bây giờ đã có khá đầy đủ như những phần mềm thú vị như Tiny Planet giúp tạo ra những bức ảnh có hiệu ứng “hành tinh nhỏ” hay hệ thống Street View của Google cho phép người dung chia sẻ những bức hình với góc nhìn 360 độ tại các địa danh trên thế giới. Hệ thống video 360 độ cũng đã có sự hỗ trợ về công nghệ trên Youtube và Facebook khiến ngày càng nhiều người cảm thấy việc chia sẻ video 360 độ sẽ dần trở thành trào lưu trong thời gian tới.

    Một số hình ảnh được chụp từ Ricoh Theta S:

     

    Link xem ảnh tại Google Streetview.

    Link xem video 360 trên Youtube.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ