Rộ tin đồn Jeff Bezos sẽ trở lại làm CEO sau khi Amazon sa thải 18.000 nhân viên
Không ít nhân viên Amazon nói rằng họ muốn Jeff Bezos quay lại để giải quyết nhiều vấn đề của công ty.
- Jack Ma chính thức từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, 'kỷ nguyên Jack Ma' đã kết thúc?
- Chỉ một động thái, Alibaba và Tencent khiến thung lũng Silicon Trung Quốc ‘gặp hạn’, bong bóng bất động sản ‘vỡ theo’ và dự báo một năm 2023 đầy sóng gió
- Apple và Amazon mất 800 tỷ USD vốn hóa năm 2022
- Từng bị cả phố Wall cười nhạo, 20 năm sau Amazon cười lại thị trường: Mảng mới thu hàng chục tỷ USD/năm, hoạt động tốt hơn cả TMĐT
Một số nhân viên của Amazon đang kêu gọi sự trở lại của người sáng lập Jeff Bezos với tư cách là CEO trong bối cảnh sa thải hàng loạt và giá cổ phiếu lao dốc.
Ngày 5/1, một ngày sau khi CEO Amazon hiện tại là Andy Jassy tuyên bố cắt giảm hơn 18.000 nhân sự, nhân viên Amazon đã bày tỏ sự thất vọng trên các kênh nội bộ của công ty. Theo Business Insider, trong một nhóm trò chuyện có khoảng 26.000 thành viên, không ít người nói rằng họ muốn Bezos quay lại để giải quyết nhiều vấn đề của công ty.
“Bezos nên trở lại vì ông ấy là người giỏi nhất”, một nhân viên bày tỏ quan điểm và nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Một người khác trả lời bằng hình ảnh Bezos kèm chú thích “Sự trở lại của nhà vua”.
Trong khi đó, một người khác thẳn thắn: “Không có gì ngạc nhiên khi có tin đồn Bezos sẽ trở lại. Không hiểu liệu Jassy đang làm gì cho công ty nữa”.
Một số nhân viên Amazon đã đặc biệt khó chịu với cách Jassy thông báo về việc sa thải hàng loạt. Theo một số nguồn tin, thậm chí một số phó chủ tịch và giám đốc của công ty còn không biết về các kế hoạch sa thải cụ thể.
Trong email Jassy gửi toàn công ty vào dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, vị CEO này đã thừa nhận những thách thức mà công ty gặp phải, cảm ơn nhân viên Amazon và kêu gọi sự kiên cường, lạc quan.
Ông viết: “Đã có quá nhiều hỗn loạn trong ba năm qua trên toàn thế giới và thực sự là chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Điều đó khiến sự lo lắng dễ dàng lấn át mọi suy nghĩ lạc quan”.
Tất nhiên, Amazon không phải gã khổng lồ công nghệ duy nhất sa thải hàng loạt. Trước đó, Meta, Google, Twitter cùng nhiều công ty lớn khác đã cắt giảm từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân viên.
Tuy nhiên, đợt cắt giảm này của Amazon là lớn nhất trong các hãng công nghệ Mỹ trong thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh không mấy sáng sủa vào năm ngoái. Theo thống kê, tổng số việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghệ Mỹ năm ngoái đã lên tới hơn 150.000 người.
Thời điểm hiện tại, người phát ngôn của Amazon từ chối bình luận về việc liệu Bezos có trở lại hay liệu Jassy có được sự hỗ trợ của hội đồng quản trị và công ty hay không.
Người này viết trong một tuyên bố: “Chúng tôi ngày càng truyền đạt những tin tức quan trọng của mình với tư cách là một công ty thông qua trang nội bộ dành cho nhân viên (Inside Amazon) và trang bên ngoài dành cho tin tức liên quan đến Amazon (About Amazon). Phần lớn phản hồi mà chúng tôi nhận được là tích cực nhất có thể với những tin tức khó khăn như vậy. Với 1,5 triệu nhân viên, chúng tôi luôn nhận được nhiều phản hồi khác nhau và nếu chúng tôi nghĩ rằng có điều để học hỏi từ phản hồi đó, ngay cả khi đó là phản hồi của thiểu số, chúng tôi sẽ điều chỉnh trong tương lai”.
Không chỉ nhân viên Amazon, Michael Batnick - giám đốc nghiên cứu của Ritholtz Wealth Management, mới đây cũng dự đoán Bezos sẽ trở lại làm CEO của công ty trong năm nay.
Sự đồn đoán và hi vọng Bezos quay lại điều hành của nhân viên Amazon diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với công ty. Sau khi tờ New York Times đưa tin Amazon cắt giảm khoảng 10.000 việc làm trong tháng 11/2022, ngày 4/1/2023, Jassy tuyên bố công ty đã quyết định cắt giảm hơn 18.000 việc làm trong năm nay để tiết kiệm chi phí. Tốc độ tăng trưởng do đại dịch gây ra của Amazon đã chậm lại đáng kể và giá cổ phiếu của hãng đã giảm khoảng 50% trong trước, xóa sạch gần như toàn bộ lợi nhuận có được trong giai đoạn đại dịch.
Trên thực tế, việc cựu CEO quay trở lại không phải hiếm gặp, đặc biệt là khi họ là nhà sáng lập hoặc nhà lãnh đạo lâu năm của công ty. Cựu CEO Bob Iger của Disney đã trở lại vị trí điều hành công ty cách đây vài tuần sau 2 năm vắng bóng. Howard Schultz của Starbucks cũng trở lại làm CEO tạm thời vào năm ngoái.
Về phần Amazon, khi Bezos từ chức CEO vào năm 2021, ông đã chuyển sang vai trò chủ tịch điều hành. Vì ông còn tham gia vào một số hoạt động của công ty nên nhiều người đã bày tỏ hi vọng ông trở lại làm CEO.
Jassy đã vật lộn với tình trạng bất ổn bên trong Amazon trong vài tháng qua. Một số nhân viên hiện tại đã phàn nàn vào năm ngoái về các vấn đề bao gồm văn hóa trì trệ, các tầng quản lý bị bổ sung quá nhiều. Họ cho rằng văn hóa "Ngày thứ 2" cuối cùng cũng đến.
Trước đó, khi Bezos thành lập và điều hành Amazon, ông luôn yêu cầu mọi người phải có tư duy “Ngày đầu tiên”: Bất kể bao nhiêu năm tuổi, công ty nên duy trì nhiệt huyết kinh doanh, hành động nhanh chóng và chấp nhận rủi ro.
Mặt khác, không phải tất cả nhân viên của Amazon đều chỉ trích Jassy. Một người viết: "Đừng quên rằng nhiều quyết định đưa công ty đến mức sa thải 18.000 người là của Bezos”. Người này muốn nhắc tới chính sách mở rộng Amazon quá mức của Bezos trước khi Jassy được bổ nhiệm làm CEO.
Nguồn: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín