Robot telepresence này chính là hai cánh tay điều khiển từ xa bằng công nghệ thực tế ảo
Trưởng dự án, ông Yamen Saraiji cho biết mục đích của nó chính là khuyến khích làm việc nhóm và học tập từ xa. Chia sẻ với tờ The Verge, Saraiji nói rằng ông muốn tạo nên "một trải nghiệm giống như chia sẻ cơ thể với nhau."
Telepresence là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây nói về các hoạt động từ xa hiển thị trên truyền hình. Thông qua sóng vô tuyến, con người sẽ hướng dẫn robot thực hiện các công việc cục bộ, giống như họp từ xa. Giới hạn về cả chi phí phát triển lẫn kỹ thuật khiến hầu hết những con robot telepresence đều xuất hiện dưới dạng "iPad buộc vào bánh xe" vậy. Tuy nhiên, các kỹ sư ở đại học Keio đại học Tokyo đang chứng minh rằng tiềm năng của nó lớn hơn thế rất nhiều. Phiên bản robot telepresence thử nghiệm của họ là một người máy có dạng balô đeo lưng, nó được trang bị thêm cả 2 tay và 1 cái đầu có thể được điều khiển từ xa bằng kính VR và tay cầm.
Robot này được đặt tên là Fusion. Trưởng dự án, ông Yamen Saraiji cho biết mục đích của nó chính là khuyến khích làm việc nhóm và học tập từ xa. Chia sẻ với tờ The Verge, Saraiji nói rằng ông muốn tạo nên "một trải nghiệm giống như chia sẻ cơ thể với nhau," và thế là ông đã sắp xếp vị trí tay của robot ở đằng sau người đeo, đồng thời trang bị cho nó thị giác 3D và âm thanh lập thể.
Robot telepresence Fusion
Những cánh tay là phần thú vị nhất của cỗ máy này, bởi chúng có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau: tự do chuyển động, bị kiểm soát bằng điều khiển, hay gắn vào với tay của người đeo bằng vòng đeo cổ tay để người kia dễ dàng chỉ đạo.
Chế độ cuối cùng chính là thứ khiến robot này trở nên đặc biệt. Ông Saraiji giải thích rằng: "một chuyên gia sẽ hướng dẫn cách thức sử dụng của công cụ mới cho "gà mờ" hoặc hỗ trợ họ trong quá trình giảng dạy mà không cần trực tiếp xuất hiện ở đó." Chưa hết, nó còn có thể giúp những người đang trong quá trình phục hồi từ chấn thương bằng vật lý trị liệu.
Thế nhưng vẫn còn một số điểm mà Fusion cần phải cải thiện. Đây mới chỉ là nguyên mẫu, và nó có một số lỗi nhỏ khiến vận hành nó không được trơn tru, mượt mà cho lắm. Đầu tiên là những cánh tay phản hồi hơi chậm và gây ra cảm giác mất phương hướng. Góc nhìn của người dùng telepresence lại nằm ở vai phải của người đeo, vì vậy phải mất một thời gian mới làm quen được. Do Fusion mới chỉ là phiên bản thử nghiệm nên chưa có gì chắc chắn rằng một ngày nào đó nó sẽ được tung ra thị trường.
Mặc dù vậy, Fusion vẫn là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của robot telepresence. Hiện tại, lĩnh vực này chỉ tập trung vào 1 trong 2 hướng: tay, chân giả hoặc giao tiếp từ xa. Việc kết hợp cả hai vào làm một sẽ khai thác được hết tiềm năng của công nghệ này.
Theo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"