Sạc VOOC khởi động kỷ nguyên sạc nhanh cho các smartphone tầm trung
Trong một vài trường hợp, chúng ta bị bỏ lỡ khoảnh khắc hoặc kết nối chỉ vì sạc chậm. Sạc nhanh là công nghệ mang lại nhiều lợi ích thực tế dành cho người dùng smartphone và được các chuyên gia đánh giá là lợi thế cạnh tranh giữa các thương hiệu ở phân khúc tầm trung.
Lợi ích "hiển nhiên" của sạc nhanh
"Năm 2012, công nghệ sạc nhanh thời điểm đó thực sự rất "xa xỉ" và mình đã gặp rất nhiều trường hợp éo le khi đi công tác. Phải tranh thủ cả lúc ăn trưa, cà phê để sạc pin vì phải dùng điện thoại nhiều, pin hết rất nhanh mà lại phải di chuyển liên tục. Ở sân bay, dòng người xếp hàng để chờ sạc điện thoại vì quá ít ổ điện, thực sự bất tiện". Anh Đức Trung – mod diễn đàn tinhte.vn, chia sẻ trong chương trình Bàn Tròn Công Nghệ - RealMe RealTalk.
Pin vốn là thành phần "chậm tiến" nhất trong khi smartphone ngày càng cải tiến, thêm nhiều tính năng, thậm chí là số cảm biến camera được tích hợp cũng ngày càng nhiều. Để đảm bảo sự trải nghiệm của người dùng, nếu nhà sản xuất tăng dung lượng pin lớn hơn thì phải mất nhiều thời gian sạc hơn. Các chuyên gia đều đánh giá cao công nghệ sạc nhanh bởi nó mang lại giá trị lớn cho trải nghiệm người dùng, tránh lãng phí thời gian chỉ lo sạc pin, đặc biệt là duy trì kết nối vào những thời điểm cạn pin bất ngờ, và rất tiện lợi với những người thường di chuyển.
Oppo Find 7 với sạc VOOC đầu tiên cho tốc độ sạc nhanh gấp 4 lần
Tất nhiên, chi phí nghiên cứu, chế tạo, tích hợp công nghệ sạc nhanh khá cao, phần lớn dành cho các smartphone cao cấp. Thời điểm sạc nhanh VOOC được thương mại hóa trên OPPO Find 7, đã tạo ra khái niệm "sạc nhanh", kích hoạt yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng.
Sạc VOOC khởi động kỷ nguyên của những công nghệ sạc nhanh
"Năm 2014, OPPO ra mắt chiếc Find 7 với công nghệ VOOC mang lại tốc độ sạc ấn tượng với 70-75% pin chỉ sau 30 phút. Kể từ thời điểm đó, công nghệ sạc nhanh được quan tâm và chú trọng hơn. Sau đó là nhiều mẫu smartphone trang bị, chủ yếu là trên nền tảng vi xử lý của Qualcomm, sau là các công nghệ riêng của từng thương hiệu. Các công nghệ này chủ yếu dựa trên nguyên lý của sạc nhanh VOOC". Anh Đức Trung chia sẻ thêm.
Lần đầu ra mắt sạc VOOC, viên pin 3.000mAh đã được coi là lớn ở thời điểm đó với thời gian sạc đầy chỉ 50 – 60 phút so với 2 giờ đồng hồ thông thường. Sạc nhanh VOOC ngày càng phát triển nhanh hơn, an toàn hơn nhiều, song hành cùng các công nghệ độc quyền khác như QuickCharge, Fast Charge, Super Charge Turbo, Super Charge ... Tuy vậy, công nghệ VOOC luôn cho thấy vị thế dẫn đầu khi tạo ra sự khác biệt về cách thức hoạt động cũng như đảm bảo nhiệt lượng tỏa ra ở mức thấp, tăng độ an toàn.
Thế hệ sạc VOOC mới được giới thiệu
Nếu như các công nghệ sử dụng cách đẩy dòng điện và hiệu điện thế nhằm tăng công suất bộ sạc thì VOOC lại sử dụng điện áp cố định 5V và nâng cường độ dòng điện. Bởi cường độ dòng điện lớn, dây sạc thiết kế riêng với cổng kết nối 7 chân thay vì 5 chân theo tiêu chuẩn. Điều này khiến dây cùng dày hơn, lớn hơn để đảm bảo dòng điện lớn có thể chạy qua. Ví dụ như công nghệ mới nhất VOOC 4.0 có mức điện áp 5V, cường độ dòng điện 6A, tổng công số 30W vẫn cho tốc độ sạc nhanh hơn bộ sạc có tổng công suất 40W của thương hiệu khác.
Cũng trong chương trình Bàn Tròn Công Nghệ, anh Công Hậu (Youtube The Pixel) chia sẻ: "Mình rất thích công nghệ VOOC của nhà OPPO – Realme, vì vừa có thể sử dụng điện thoại, vừa có thể sạc nhanh và cũng rất an toàn với 5 cấp độ bảo vệ. Điều này không có thiết bị nào trên thị trường làm được vì khi sử dụng nhiệt độ máy tăng lên, chế độ bảo vệ dòng sẽ khiến công suất sạc giảm xuống, thậm chí là rất nóng".
Sau nhiều năm phát triển với các phiên bản khác nhau, sạc nhanh VOOC cũng dần được tích hợp trên các smartphone giá thành hấp dẫn, phổ cập đến nhiều người dùng hơn. Realme 6 cũng là mẫu smartphone đầu tiên sử dụng sạc nhanh VOOC 4.0, công suất 30W ở phân khúc dưới 6 triệu đồng.
VOOC 4.0 trên Realme 6 là bản nâng cấp đáng giá
VOOC 4.0 là công nghệ sạc nhanh mới nhất, là phiên bản nâng cấp của VOOC 3.0 và được trang bị trên Realme 6 và Realme 6 Pro. Về công suất, VOOC 4.0 được nâng lên mức 30W (5V/6A) thay vì 20W (5V/4A) trên VOOC 3.0, tốc độ sạc cũng nhanh hơn 12%. Việc sử dụng VOOC 4.0, Realme 6/6 Pro là smartphone có tốc độ sạc nhanh nhất ở phân khúc tầm trung. Cả hai chỉ mất 62 phút để sạc đầy viên pin 4.300mAh nhưng vẫn đảm bảo nhiệt độ ở mức 35-36 độ C.
Dù có mức giá hấp dẫn nhưng Realme 6 vẫn được trang bị sạc nhanh VOOC 4.0
Bên cạnh đó, sạc VOOC 4.0 được tích hợp thuật toán VFC nhằm tối ưu hóa quá trình sạc những % cuối cùng, vẫn đảm bảo công suất lớn để giảm tối đa thời gian sạc. Thậm chí, vừa sạc, vừa chơi game cũng không hề nóng lên. Rõ ràng, VOOC 4.0 đang là giải pháp sạc nhanh hoàn hảo cho các smartphone tầm trung, giá hấp dẫn, đáng tiếc đây là công nghệ độc quyền trên điện thoại OPPO và Realme.
Để biết thêm những chia sẻ của các chuyên gia công nghệ hàng đầu tại Việt Nam về công nghệ sạc nhanh VOOC trên bộ đôi Realme 6/ 6 Pro, bạn đọc có thể xem tập thứ hai "Bàn tròn công nghệ" tại: https://www.youtube.com/watch?v=XV1OGUYuQJg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín