Samsung chi 116 tỷ USD quyết tâm đánh bại 3 gã khổng lồ sản xuất chip TSMC, Intel và Qualcomm
Đây sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với gã khổng lồ Hàn Quốc.
Theo báo cáo của Bloomberg, Samsung cho biết sẽ đầu tư 116 tỷ USD từ nay đến năm 2030 nhằm chiếm vị trí số 1 trong ngành công nghiệp chất bán dẫn. Gã khổng lồ Hàn Quốc quyết tâm đánh bại cả 3 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay là TSMC, Intel và Qualcomm.
Samsung hiện đang được biết đến là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, bên cạnh đó Samsung cũng tự sản xuất chip xử lý Exynos cho những chiếc smartphone của mình.
Trong khi đó, Intel đang thống trị mảng chip máy tính và trung tâm dữ liệu. Qualcomm là nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực chip modem và bộ vi xử lý cho smartphone.
TSMC đi đầu trong việc thiết kế và sản xuất những con chip trên tiến trình 7nm, sắp tới đây sẽ là 5nm. Samsung đã từng là nhà sản xuất chip độc quyền cho iPhone của Apple, nhưng hiện tại thì TSMC đã chiếm lấy vị trí này.
Do đó, Samsung sẽ có rất nhiều việc phải làm nếu như muốn đánh bại đồng thời cả 3 gã khổng lồ này. Mục tiêu trước mắt của Samsung được cho là sẽ giành hợp đồng sản xuất chip A13 cho những chiếc iPhone 2019 với TSMC.
Cũng theo báo cáo này, Samsung sẽ tuyển dụng thêm 15.000 nhân sự mới, bao gồm cả nghiên cứu, thiết kế và sản xuất.
Việc Samsung muốn vượt mặt hai đối thủ TSMC và Qualcomm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu gã khổng lồ Hàn Quốc thực sự muốn lấn sân của Intel, đó sẽ là một quyết định rất bất ngờ.
Theo Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hàn Quốc, ông Ahn Ki-hyun cho biết: “Intel vẫn sẽ thống trị thị trường chip máy tính và trung tâm dữ liệu. Những con chip ARM đã có nhiều cải tiến và có vẻ như là sự lựa chọn thay thế, chúng vẫn còn cần nhiều thứ hơn để cạnh tranh trong thị trường này”.
Tham khảo: appleinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"