Samsung đăng ký bằng sáng chế công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình, phân quyền được cho từng người cụ thể
Bằng sáng chế này cho thấy rằng Samsung đang đi trước các đối thủ của mình một bước.
Tháng 4, Samsung đã nộp bằng sáng chế công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình cảm ứng cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO. Ngày hôm qua, bằng sáng chế của Samsung đã chính thức được thông qua. Thông tin này hứa hẹn các sản phẩm cao cấp ra mắt vào năm 2018 của Samsung sẽ được trang bị công nghệ mới.
Theo bằng sáng chế vừa mới được đăng ký của Samsung, màn hình cảm ứng sẽ có tới 12 điểm áp lực có thể quét dấu vân tay của người sử dụng. Lớp cảm biến dấu vân tay được đặt ngay phía dưới lớp kính bảo vệ ngoài cùng của màn hình, và phía trên tấm nền màn hình.
Cảm biến dấu vân tay sẽ được kích hoạt khi nhận thấy một áp lực đủ lớn lên màn hình cảm ứng. Công nghệ mà Samsung sử dụng có vẻ như không phải công nghệ siêu âm mà Xiaomi và Qualcomm đã từng giới thiệu trước đây.
Công nghệ cảm biến dấu vân tay dưới màn hình của Samsung còn có thể nhận biết danh tính người dùng để hạn chế quyền truy cập. Ví dụ như người dùng có thể cấp dấu vân tay mở khóa cho người thân, nhưng hạn chế quyền truy cập vào các thư mục và dữ liệu riêng.
Thắc mắc lớn nhất hiện nay là thiết bị nào của Samsung sẽ được trang bị công nghệ tiên tiến này. Trong khi hình ảnh rỏ rỉ của Galaxy S9 cho thấy sự xuất hiện của cảm biến vân tay ở mặt sau máy, khẳng định rằng chiếc smartphone này sẽ không có cảm biến vân tay dưới màn hình. Mọi sự mong đợi được đổ dồn vào Galaxy Note 9 sẽ ra mắt vào cuối năm 2018.
Tất nhiên chưa có thông tin nào được khẳng định ở thời điểm hiện tại. Cũng có thể sẽ phải mất vài năm nữa để Samsung có thể đưa công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình vào thực tế. Tuy nhiên bằng sáng chế này cho thấy rằng Samsung đang đi trước các đối thủ của mình một bước.
Tham khảo: Gizmochina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?