Samsung hiện chiếm 32,7% thị phần thị trường điện thoại thông minh tại Ấn Độ.
Theo tờ Press Trust of India của Ấn Độ, Samsung đang có kế hoạch đầu tư 5 tỷ Rupi (tương đương 84 triệu USD) vào nước này để mở rộng thị trường sản xuất điện thoại di động của mình.
Trao đổi với TheNextWeb, đại diện của Samsung cho biết họ muốn tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình tại quốc gia này để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, ngoài ra họ không cung cấp thêm thông tin chi tiết về kế hoạch này. Theo báo cáo của PTI, Samsung đã liên hệ với chính phủ Ấn Độ để có được những chính sách ưu đãi về đầu tư.
Trước đó, vào tháng 9 năm 2011, Samsung đã đầu tư khoảng 70 triệu USD vào nhà máy sản xuất điện thoại di động của mình ở Noida, Uttar Pradesh, Ấn Độ. Giúp nhà máy này tăng gấp ba lần sản lượng từ 12 triệu tới 36 triệu thiết bị cầm tay hàng năm. Nhà máy này cũng cung cấp ra thị trường rất nhiều dòng điện thoại cao cấp của Samsung như Galaxy S3, và sắp tới là sản phẩm Galaxy S4 (hiện đang được nhập khẩu từ Hàn Quốc).
Ấn Độ là một thị trường "hot" cho các nhà sản xuất điện thoại di động thời gian gần đây với rất nhiều dự án đầu tư. Công ty ZTE của Trung Quốc cho biết hãng sẽ bán ra các sản phẩm của mình tại những thành phố lớn của Ấn Độ vào tháng 10 tới. Với HTC, hãng tuyên bố sẽ chiếm 15% thị phần điện thoại thông minh tại quốc gia này, sản phẩm đầu tiên sẽ được ra mắt là HTC One.
Theo IDC, thị trường điện thoại thông minh của Ấn Độ đã tăng 74% trong quý I năm 2012, đạt 6,1 triệu đơn vị. Samsung vẫn đang duy trì vị trí dẫn đầu với 32,7% thị phần. Nhưng thực tế hiện nay Samsung đang chịu áp lực từ những nhà sản xuất trong nước khi họ vươn lên từ 3% thị phần tới con số 30% hiện nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"