Thiết kế màn hình không viền cong bốn cạnh của Samsung đã được cấp bằng sáng chế và sẽ sớm đi vào thực tiễn.
Trong những năm vừa qua, các nhà sản xuất điện thoại đã có một bước tiến lớn trong việc tạo ra những điện thoại ngày càng hiện đại với thiết kế đẹp hơn trước. Một trong những cải tiến mang tính cách mạng, đó là những chiếc màn hình không viền. Giờ đây, Samsung lại tiến thêm một bước nữa khi đã được cấp bằng sáng chế cho thiết kế màn hình không viền và cong bốn cạnh. Thiết kế này sẽ sớm được xuất hiện trên các mẫu điện thoại của Sam sung trong tương lai.
Hình ảnh thiết kế trong bằng sáng chế của Samsung.
Samsung đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho thiết kế này vào tháng 7 năm ngoái tại Cục Quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc và đã được Văn phòng Sở hữu trí tuệ Thế giới phê duyệt vào tháng trước. Bằng sáng chế cho thấy màn hình được uốn cong ở cả bốn cạnh và khung kim loại được mở rộng ở các góc để chịu lực tốt hơn, nhất là trong các tình huống rơi rớt.
Tuy nhiên, trong hình mẫu của bằng sáng chế không thể hiện vị trí camera trước. Rất có thể sẽ có một camera trước nằm dưới màn hình, thay vì camera đục lỗ hay dạng pop-up. Các cổng kết nối và các nút vật cũng chưa được thể hiện trên bằng sáng chế này và dự kiến sẽ được tiết lộ khi thiết kế này hoàn thiện.
Theo dự đoán, rất có thể Samsung sẽ mang thiết kế này lên dòng Galaxy S sẽ được công bố vào năm tới. Chúng ta chắc hẳn sẽ rất mong đợi một thiết kế đột phá hơn trong làng điện thoại đã có quá nhiều thiết kế tương tự nhau rồi.
Tham khảo Fonearena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI