Khoá bằng PIN/mật khẩu, rồi lại Pattern, vân tay, đến cả mống mắt lẫn khuôn mặt, lựa chọn nào mới hợp lý?
Siêu phẩm Galaxy S8 và S8 của Samsung không chỉ mang đến nhiều thay đổi về thiết kế, phần cứng, nó còn được tích hợp rất nhiều tính năng mới, trong đó có cả bảo mật. Tính tổng cộng, chiếc Galaxy S8 hiện tại có đến 5 kiểu mở khoá khác nhau, vậy dùng cái nào mới là tối ưu nhất, hãy cùng tìm hiểu.
1. Khoá bằng mã PIN hoặc mật khẩu
Với bất kỳ dòng smartphone nào, dù bình dân hay cao cấp cũng đều sở hữu tính năng cài đặt khoá bằng mã PIN hoặc mật khẩu. Đây cũng được xem là phương pháp khoá có tính bảo mật cao nhất, nhưng xét về tính thuận tiện thì không có. Chúng ta thường có xu hướng mở điện thoại lên cả trăm lần trong 1 ngày, việc gõ đi gõ lại kiểu mã này sẽ khiến chúng ta mệt mỏi và thấy tốn thời gian.
2. Khoá bằng hình vẽ (Pattern)
Cũng giống như mã PIN/mật khẩu, đây cũng là một trong những kiểu khoá được áp dụng từ khá lâu trên Android và cũng tiện dụng hơn kiểu gõ mật khẩu vì có thể dùng được bằng 1 tay. Tuy nhiên điều bất tiện là kém bảo mật hơn do người ngoài rất dễ nhìn thấy hình vẽ lúc mở khoá.
3. Bảo mật vân tay
Với dòng điện thoại của Samsung, bảo mật vân tay cũng đã được áp dụng từ nhiều năm qua. Trước đây Samsung đặt cảm biến vân tay ở phím Home vật lý, vốn nằm ở mặt trước máy. Tuy nhiên đến đời Galaxy S8, cảm biến này được đưa ra sau lưng máy và nằm bên phải của camera. Với cách đặt này, người dùng sẽ phải vươn phần ngón tay trỏ của mình lên nhiều hơn để vuốt nhận diện và điều này sẽ khá khó khăn với một chiếc điện thoại cỡ lớn như S8 .
Hơn nữa, chính cách đặt cạnh camera đã vô tình khiến cho người dùng đôi khi nhầm lẫn, vuốt luôn vào mặt kính của camera hoặc mò mẫm tìm kiếm phần cảm biến vân tay, tốn thời gian hơn một chút so với trước. Và tất nhiên, camera cũng sẽ rất dễ dính vân tay và mỗi khi chụp ảnh cần phải lưu ý lau chùi lại nếu không muốn ảnh bị nhoè mờ. Đến đây, bạn sẽ tự hỏi, tại sao không đặt phần cảm biến vân tay này xuống phía dưới cụm camera? Theo Samsung, họ buộc phải đặt ở đây vì khu vực phía dưới được dành cho pin của máy.
Nhìn về mặt tích cực, cảm biến vân tay có tính bảo mật cao, hơn nữa tốc độ quét vân tay của S8 là rất nhanh. Tuy nhiên, cách đặt vị trí của cảm biến thế này sẽ khiến không ít người dùng khó chịu cũng như mất một khoảng thời gian để làm quen.
4. Bảo mật bằng mống mắt
Tính năng bảo mật bằng mống mắt từng được áp dụng trên chiếc Note7 trước đây của hãng, và giờ đây họ tiếp tục đem đến cho Galaxy S8/S8 với tốc độ quét đáng kinh ngạc hơn. Đây cũng được xem là giải pháp khá tốt với những ai không thích vân tay, bởi với những người dùng hay đeo găng tay khi đi đường, việc quét vân tay là một điều khó khăn. Chính vì thế, lúc này sử dụng mống mắt là điều hợp lý hơn cả.
Tuy nhiên quét bằng mống mắt cũng có một số bất lợi, dù nó vẫn có khả năng nhận diện mống mắt ở điều kiện ánh sáng yếu, nhưng khi quét dưới ánh nắng gắt, máy sẽ gặp một ít rắc rối trong việc nhận diện, chưa kể là bạn cứ phải giơ điện thoại lên trước mặt và dí sát vào mắt. Điểm khó chịu thứ hai là máy không thể quét được với những ai đang đeo kính, hoặc nếu được thì cũng tốn khá nhiều thời gian để xác nhận.
5. Bảo mật bằng khuôn mặt
Bên cạnh bảo mật mống mắt, Galaxy S8/S8 còn trang bị thêm khả năng quét khuôn mặt. Theo TheVerge, tính năng này được xem là tiện lợi nhất, nhưng cung đem lại một vài rủi ro như người khác có thể dùng ảnh chân dung của bạn để mở khoá thành công.
Hơn nữa, nếu ở điều kiện ánh sáng yếu, tính năng này sẽ hoạt động không hiệu quả và tất nhiên thời gian quét cũng chậm hơn so với các phương pháp khác.
Thế thì trong 5 phương pháp bảo mật, đâu là tối ưu nhất? Với tôi, quét vân tay vẫn là thứ đem lại tốc độ nhanh và hiệu quả nhất chỉ với một động tác, dù đôi khi dễ làm bẩn phần camera sau. Còn nếu cảm thấy quá mệt mỏi với việc vươn ngón tay để vuốt, quét mống mắt là giải pháp thứ hai và tiếp đến là bảo mật bằng hình vẽ là thứ cuối cùng mà tôi chọn lựa. Còn bạn thì thế nào? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của riêng bạn nhé.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?