Sản phẩm tí hon giá gần 1 tỷ đồng khiến các đại gia tranh giành khốc liệt
Từ các quốc gia, quỹ đầu tư giàu có đến các ông lớn công nghệ, tất cả đều đang săn lùng sản phẩm “nhỏ mà có võ” này.
- 'Cơn sóng thần' AI: Sức ảnh hưởng ngang tầm cuộc cách mạng Internet, khiến 300 triệu việc làm gián đoạn, đến lao động tri thức cũng mất kế sinh nhai
- Marvel gây tranh cãi với dự định dùng AI để thay thế diễn viên quần chúng
- "Mắt chữ A, miệng chữ O" ngắm loạt siêu phẩm được AI tái tạo chân thực, đẹp không tì vết!
ChatGPT là hệ thống chatbot trí tuệ nhân tạo đã làm mưa làm gió trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, có một thứ khác cũng đang khiến thế giới AI sôi sục: Một con chip trị giá 40.000 USD (tương đương 959 triệu đồng) tên là Hopper.
Được đặt theo tên của nhà khoa học máy tính Grace Hopper, đây là con chip tí hon cực kỳ đắt tiền, có tên chính thức là GPU H100 Tensor Core do tập đoàn Nvidia phát triển. Đây được đánh giá là một trong những sản phẩm hấp dẫn của gã khổng lồ này. Theo Business Insider , chip H100 đang được hàng loạt công ty công nghệ lớn săn đón.
Lý do giải thích cho cơn sốt loại chip này nằm ở việc đây là bộ xử lý có khả năng thúc đẩy cuộc cách mạng AI tạo sinh, cung cấp cho các mô hình ngôn ngữ lớn (như ChatGPT) sức mạnh tính toán cần thiết để xử lý hàng tỷ thông số định hình đầu ra.
Không có H100, sự phát triển của các mô hình AI sẽ có nguy cơ bị đình trệ. Điều này giải thích tại sao thế giới công nghệ đang diễn ra một cuộc chạy đua điên cuồng để nắm giữ H100 trong bối cảnh mối đe dọa thiếu hụt nguồn cung thúc đẩy các đại gia công nghệ hành động.
Diễn biến mới nhất trong cơn sốt này đến từ vùng Vịnh khi Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tranh giành để sở hữu bộ vi xử lý của Nvidia. Theo Financial Times , họ đang mua hàng nghìn đơn vị H100 nhằm mục tiêu đẩy mạnh tham vọng AI.
Trong lĩnh vực khởi nghiệp, nơi AI đang là xu hướng toàn cầu, việc thiếu nguồn cung các loại chip GPU đã khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm mạnh về tiềm lực tài chính lo ngại về rủi ro các startup họ đầu tư vào bị tụt lại phía sau nếu không mua vào với số lượng lớn.
Vào tháng 6, Reuters đưa tin các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu các loại chip hàng đầu của Nvidia sang Trung Quốc đã giúp tạo ra một thị trường ngầm và càng làm tăng thêm nhu cầu. Có thể nói, vài tháng vừa qua là thời điểm chi tiêu điên cuồng của các ông lớn công nghệ để tăng lợi thế trong lĩnh vực AI.
Tháng 4, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã mua khoảng 10.000 chip GPU như một phần trong nỗ lực tập trung vào AI của ông để biến X thành một siêu ứng dụng. Sau đó, Musk cũng đã công bố công ty AI của riêng mình với tên gọi xAI, để cạnh tranh với OpenAI (công ty tạo ra ChatGPT).
Những động thái trên đã càng nhấn mạnh thêm giá trị của các loại chip như H100 đối với lĩnh vực AI. ChatGPT của OpenAI đã trở thành gương mặt đại diện cho thời đại AI mới kể từ khi ra mắt, nhưng bộ vi xử lý của Nvidia – động lực chính giúp công ty đạt mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD vào tháng 5 – lại có khả năng mang đến sức mạnh mà ChatGPT chưa có được.
Một số chuyên gia trong ngành nhận định cuộc chiến để sở hữu những con chip như H100 sẽ trở nên điên cuồng hơn chứ không có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuần trước, Nvidia đã tiết lộ phiên bản thế hệ tiếp theo của H100, có tên là GH200, dự kiến ra mắt vào quý II năm sau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập