Sao Apple không chăm chút cho thiết bị của mình như cách họ làm với trụ sở Apple Park?
Mới đây, thiết kế trưởng của Apple là Jonathan Ive đã nêu ý kiến của mình về trụ sở Apple Park dưới góc nhìn là một sản phẩm như iPhone, iPad.
*Đây là tiêu đề gốc trên bài viết của WashingtonPost, chúng tôi xin được phép lược dịch
Cụ thể, khi được biên tập viên Rick Tetzeli hỏi ý kiến của mình về Apple Park - trụ sở hình đĩa bay rộng đến 2.8 triệu foot vuông, được xây dựng theo chủ nghĩa hoàn hảo khiến Apple tiêu tốn hơn 5 tỷ USD - dưới góc nhìn là một sản phẩm như iPhone, iPad... Jony Ive đã đáp nhẹ nhàng rằng:
"Chúng tôi không xây Apple Park cho người khác. Và vì thế nên tôi nghĩ nhiều lời chỉ trích thật kỳ quặc. Bởi nó đâu được xây dựng dành cho bạn? Và tôi biết cách chúng tôi làm việc, còn bạn thì không".
Các khán giả bên dưới đã cười về cách Ive bảo vệ cho Apple Park, nói nó là "một môi trường đáng yêu" giúp các nhân viên Apple làm việc cùng nhau tốt hơn.
Apple Park
Nhưng những người đã và đang trả tiền cho các sản phẩm của Apple hoàn toàn có quyền cười đùa. Bởi trong khi Táo khuyết có thể có đủ nguồn tài nguyên để tập trung vào hoàn thiện cả trụ sở lẫn phần mềm và phần cứng, hay đẩy mạnh sản xuất để chuyển các sản phẩm đến người dùng nhanh chóng hơn, thì thực tế mà khách hàng của Apple thấy lại không như vậy.
Nếu bạn còn nhớ mới đây, các nhân viên của Ive đã tung ra một bản vá cho macOS High Sierra nhằm sửa lỗi truy cập hệ thống mà không cần mật mã - một lỗ hổng ở mức độ nghiêm trọng mà người dùng Mac từ hơn 15 năm qua vẫn luôn cười khẩy vào mặt người dùng Windows.
Chưa đầy 1 ngày, Apple lại tung tiếp ra một... bản vá lỗi cho bản vá lỗi, nhằm khôi phục lại chức năng chia sẻ file đã bị bản vá lỗi đầu tiên làm hỏng mất.
Tuần trước, Apple lại một lần nữa vội vàng tung ra một bản sửa lỗi phần mềm nhằm khắc phục lỗi iPhone và iPad bị treo liên tục nếu có một ứng dụng đẩy các thông báo cụ thể nào đó lên màn hình.
Lỗi này, được cho là đã tồn tại từ bản cập nhật iOS phát hành hơn 3 tuần trước để vá lỗi bàn phím chuyển ký tự I thành A (nhưng sau đó lại chuyển "it" thành "I.T" và không được vá cho tới thứ 7 vừa rồi.
Đó là vấn đề đối với phần mềm. Về phần cứng - vốn là một điểm mạnh ăn tiền của Apple - cũng không hoàn toàn đáng tin cậy thời gian qua. Người dùng MacBook Pro đời mới (giá 1.299 USD hoặc cao hơn) đã than phiền về thời lượng quá kém so với ước tính của Apple, và lỗi switch trên bàn phím: switch này có thể bị "đơ" nếu có bụi lọt vào trong, và giải pháp duy nhất là thay toàn bộ lớp vỏ trên của laptop.
Những vấn đề nêu trên là những vấn đề mà lẽ ra nên được công ty kiểm tra kỹ và sửa trước khi chuyển sản phẩm đến tay người dùng.
Công ty có giá trị vốn hoá cao nhất nước Mỹ này còn đang vất vả duy trì các dòng máy tính của hãng.
Chiếc MacBook Air giá rẻ chưa được họ mang lại thay đổi gì lớn từ năm 2015, và có vẻ như đã bị tạm ngưng. Chiếc desktop cao cấp Mac Pro cũng đã lâu chưa được cập nhật, và Apple đã phá vỡ quy tắc "kiệm lời" về các sản phẩm chưa được tiết lộ vào mùa xuân như việc tiết lộ phiên bản được thiết kế lại hoàn toàn của Mac Pro sau năm nay. Bên cạnh đó, chiếc Mac Mini cũng đã 3 năm trời chưa có thêm gì mới.
Sự chú ý đổ dồn vào Apple Park đã cho thấy nhiều vấn đề hơn đối với Apple. Một bản báo cáo hồi tháng 2 liệt kê những nỗ lực theo đuổi sự hoàn hảo của Apple khi xây dựng Apple Park, gồm: đòi hỏi lối vào phải thật sự phẳng, hay chỉ riêng phần đường viền tay cầm trên cánh cửa cũng mất đến một năm rưỡi để thảo luận.
Một câu chuyện khác được đăng trên trang web Wired càng cho thấy sự chi li của Apple đối với Apple Park: những cánh cửa kính cao 4 tầng, nặng gần 200 kg để cho phép người ngoài vào căng-tin, các dầm bê tông trong bãi đổ xe nhằm che bớt đi các ống nước và dây nhợ, hay một chiếc hộp đựng pizza đã đăng ký bằng sáng chế, có những khe giúp thoát ẩm và giữ cho pizza dòn lâu hơn.
Chính vì những sự chi li này mà người ta cho rằng một trong những lãnh đạo cấp cao của Apple đã bị quá trình xây dựng Apple Park làm mất tập trung vào công việc chính, trong trường hợp này chính là Ive! Mới đây, Jony Ive vừa quay lại vị trí trực tiếp quản lý bộ phận thiết kế của Apple sau 2 năm vắng bóng.
Apple Park rõ ràng là một nơi làm việc lý tưởng, nhưng chính vì quá tập trung cho việc xây dựng trụ sở, Apple vô tình khiến một lượng lớn khách hàng lâu năm phật lòng.
Jony Ive thì cho rằng nếu đưa tất cả các nhà thiết kế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau vào làm việc tại cùng một nơi, Apple Park sẽ có thể mang lại những sản phẩm tốt hơn.
"Tôi không thể tưởng tượng được có lúc nào trong tương lai mà chúng tôi cố gắng làm một thứ gì đó cho chính mình. Không phải ích kỷ, nhưng chúng tôi làm Apple Park cho chúng tôi, để giúp chúng tôi làm việc tốt hơn".
Nhưng khách hàng ngày nay lại chẳng thể quan tâm đến những thứ bên trong Apple Park. Nơi gần nhất mà họ có thể ghé thăm lại chính là các cửa hàng của Apple. Từ những ngày đầu được thành lập, chúng đã có thiết kế tuyệt đẹp và là một nơi khá thoải mái để đến thử rồi mua các sản phẩm của Apple. Đây cũng là nơi cung cấp các trợ giúp khi có vấn đề gì đó xảy đến với phần mềm lẫn phần cứng - một điều rất hay xảy ra hiện nay.
Tham khảo: Washington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"