Việc bổ sung quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng xã hội và đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
- “Chiến thần” livestream có nguy cơ lỗ 1 tỷ đồng vì ôm vé concert BLACKPINK than thở: “Mọi người giúp em với!"
- Livestream quần áo hay giày dép xưa rồi, quốc gia này đang livestream bán cả than do quá dư thừa, chỉ “chốt đơn” sỉ trên 30 tấn, ship hỏa tốc bằng tàu hỏa
- TikTok Shop – thế lực 1 năm tuổi đáng sợ của làng TMĐT: Người dùng bị cuốn vào những video, buổi livestream vô tận, lũ lượt rời bỏ Shopee, Amazon
- Đến Apple cũng phải livestream bán iPhone, iPad, đủ biết kinh tế khó khăn thế nào
- 'Đỉnh cao' lý do 'bùng hàng': Ghét người livestream nên muốn trêu tức
Bộ Thông tin và Truyền thông mới gửi dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, Dự thảo có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số vấn đề để phù hợp với thực tiễn quản lý, không phát sinh thêm chính sách mới.
Một trong số những vẫn đề Dự thảo đề xuất bổ sung là quy định về quản lý phát video trực tuyến (livestream) trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok... Cụ thể, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, "livestream" là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực nên hình thức thông tin này có tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội.
Chính vì vậy cơ quan soạn thảo nhận thấy cần phải bổ sung quy định để quản lý tính năng này.
Cụ thể, theo dự thảo nghị định mới, chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được livestream hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử).
Các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ livestream hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử) thì thực hiện thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Bên cạnh đó, các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Phải xác thực tài khoản mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam
Bên cạnh vấn đề phát video trực tuyến, dự thảo cũng đề xuất bổ sung quy định phải xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam.
Trước đó, Điều 26 Luật An ninh mạng đã có quy định các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số và cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách Bộ Công an để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Tuy nhiên, do chưa có quy định hướng dẫn Luật An ninh mạng về nội dung này nên các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội trong và ngoài nước chưa thể triển khai quy định này.
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy tội phạm lừa đảo trên không gian mạng có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy cần thiết phải bổ sung quy địn xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội để đảm bảo hiệu quả quản lý, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm người dùng mạng xã hội khi đăng tải nội dung thông tin lên mạng.
Việc bổ sung quy định này sẽ cụ thể hóa hình thức này và tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với cả mạng xã hội trong và ngoài nước.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín