Sau 26 năm, cuối cùng trò chơi trong Star Trek cũng được đem ra đời thật với sự trợ giúp của kính HoloLens
HoloLens tuy chưa phổ biến, nhưng đang dần cho thấy nó là một thiết bị rất đa dụng.
Nói đến những ngày đầu tiên của công nghệ thực tế tăng cường (AR), chúng ta sẽ không có những ứng dụng độc đáo như tên iPhone hay Android hiện nay, mà đó là các hình ảnh đơn sơ hơn rất nhiều. Nếu là một fan cứng của bộ phim Star Trek, thì có thể các bạn cũng biết trong tập 6 season 5 của Star Trek: The Next Generation (phát hành năm 1991) có phân cảnh cả phi hành đoàn vì mê một game AR mà suýt bỏ mạng.
Đây chính là game nói trên:
Game trong Star Trek
Giờ đây, sau 26 năm, bạn đã có thể trải nghiệm game này với hệ thống HoloLens của Microsoft. Được tạo ra bởi nhà phát triển Robert Burke, bản game của anh không khác nhiều so với phiên bản gốc, nhưng thay vì điều khiển bằng trí não như phim thì công nghệ ngày nay vẫn chưa tiến bộ được như những vì người xưa tưởng tượng, bạn vẫn cần phài dùng một bộ cảm biến sinh học nhỏ để đo độ... stress thông qua lượng mồ hôi mà bạn tiết ra. Bộ cảm biến này có tên là Pip, được sản xuất bởi hãng Galvanic.
Tái hiện game trong Star Trek ngoài đời thật với HoloLens
Ngoài việc chơi bằng cảm biến Pip thì nếu bạn thấy quá căng thẳng, không thể thưởng thức game theo cách này, bạn có thể chuyển qua cách chơi bằng câu lệnh để điều khiển những chiếc đĩa bay đúng vào ống.
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming