Sau 3 tháng dùng iPad Pro M4, tôi nghĩ MacBook trong tương lai cũng nên có 1 thứ "đỉnh chóp" này
Khi Apple ra mắt iPad Pro M4 vào tháng 5, ngoài việc là chiếc máy tính bảng mỏng và mạnh mẽ nhất hiện tại của hãng, iPad mới cũng mang đến một trang bị giúp thay đổi lớn trải nghiệm người dùng.
- MacBook Pro 16 inch M3 Max sau 9 tháng sử dụng: Chiếc laptop hỗ trợ công việc tốt nhất hiện nay
- Apple ra mắt iPad mini mới sau 3 năm: Sử dụng chip A17 Pro, hỗ trợ Apple Pencil Pro và Apple Intelligence
- Đây là balo cao cấp thiết kế đẹp, dung tích 22L đựng được cả thế giới: Laptop 16 inch, iPad Pro, máy ảnh...
Phiên bản 1 và 2TB có thêm tùy chọn nâng cấp lên màn hình cấu trúc nano (nano-texture), với ý tưởng là mang đến khả năng chống chói, giúp giảm thiểu hiện tượng phản chiếu ánh sáng và mang lại trải nghiệm xem tốt hơn trong điều kiện ánh sáng mạnh. Cấu trúc nano này không chỉ tăng cường khả năng hiển thị mà còn giúp bảo vệ màn hình khỏi trầy xước khi sử dụng với Apple Pencil Pro.
Trước khi tận tay sử dụng máy, tôi có hơi hoài nghi về cấu trúc này, liệu nó có giống với những gì Apple nói?
Trước khi đi sâu hơn, hãy nói về những gì người dùng cần phải trả để có nano-texture. Tùy chọn kính nano-texture chỉ có trên các mẫu iPad Pro 1TB và 2TB, dù là phiên bản 11 inch hay 13 inch, và khách hàng cũng phải trả thêm 100 USD để có màn hình này, tại Apple VN thì số tiền chi thêm là 2,5 triệu đồng.
Số tiền để nâng cấp lên màn hình cấu trúc nano là 2,5 triệu đồng
Tùy chọn màn hình có lớp phủ chống chói có mặt lần đầu trên màn hình Pro Display XDR, trong đó kính cấu trúc nano có giá cao hơn 1.000 USD và tiếp đó là màn hình Studio Display có giá nâng cấp là 300 USD vào tổng chi phí. Ngoài ra, iMac 27 inch cũng từng có phiên bản lớp phủ nano này vào năm 2020.
Và đây là lần đầu tiên Apple mang tùy chọn màn hình cấu trúc nano đến iPad, điều này có nghĩa lần đầu tiên người dùng có thể trải nghiệm công nghệ chất lượng này ngay trên tay, ở bất cứ nơi đâu chứ không còn giới hạn ở trên bàn làm việc nữa.
Kính nano-texture mới trên iPad Pro được chế tạo bằng phương pháp khắc cực kỳ chính xác, theo cấp độ nano trực tiếp vào lớp ngoài cùng của màn hình. Những vết khắc cực nhỏ này thay đổi lớp ngoài màn hình và quan trọng nhất là phản xạ ánh sáng chiếu tới theo cách được kiểm soát.
Và quá trình sử dụng thực tế cho thấy kính này thật sự hữu ích. Thường xuyên đem iPad Pro đi cafe hay làm việc ngoài trời, cấu trúc nano giúp tôi có thể thoải mái sử dụng máy dù màn hình có bị ánh sáng chiếu vào.
Nhưng nếu phải đánh đổi chất lượng màu sắc và hình ảnh để chống chói thì có thể không đáng, tuy nhiên iPad Pro M4 không như vậy, máy vẫn hiển thị hình ảnh một cách tuyệt vời dù có nano-texture. Một màn hình chất lượng tốt cần mang lại màu sắc sống động, chi tiết và màu đen sâu và iPad Pro nano-texture cung cấp tất cả những điều này.
Và một điều nữa là màn hình nano-texture cũng hoạt động hoàn hảo với Apple Pencil Pro (và Apple Pencil USB-C), nếu là người thường sử dụng iPad để vẽ ngoài trời thì đây là lựa chọn cực tốt, bạn không còn bị ánh nắng làm khó xem nội dung trên màn hình nữa.
Màn hình cấu trúc nano hoạt động hoàn hảo với Apple Pencil Pro.
Với tất cả những lợi ích mà nano-texture mang đến, tôi rất mong Apple sẽ mang màn hình này lên MacBook, ít nhất là các phiên bản MacBook Pro cao cấp
Đối với máy tính bàn, vấn đề phản chiếu không quá nghiêm trọng vì chúng ta có thể kiểm soát được môi trường bố trí máy để không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng.
Tuy nhiên, cũng như iPad, MacBook được thiết kế để mang đi bất cứ đâu, kể cả khi ra ngoài trời. Một chiếc MacBook với màn hình nano-texture giúp giảm bớt sự khó chịu do ánh sáng xung quanh gây ra mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Không ít lần sử dụng iPad Pro M4 nano-texture cùng với MacBook Pro 14/16 inch để mở rộng không gian làm việc, tôi nhận thấy chất lượng không khác nhau, trên thực tế màu đen trên iPad còn sâu hơn MacBook do sử dụng màn hình OLED trong khi MacBook Pro là miniLED. Và cũng chính những lúc này, tôi ước màn hình MacBook có thể chống chói như iPad Pro để nhìn tốt hơn.
Dù có thêm lớp nano, nhưng chất lượng màn hình iPad Pro không kém cạnh so với MacBook Pro, khác với một số lo ngại ban đầu rằng lớp phủ này có thể khiến chất lượng màu sắc bị giảm sút.
Nếu để ý kỹ, iPad Pro M4 (nằm dưới) cho độ sâu màu hơn và các mạch máu trên tay của chủ thể cũng thể hiện rõ ràng hơn, tất cả là nhờ màn OLED. Và cũng từ ví dụ này, một lần nữa bạn có thể thấy lớp phủ nano không hề khiến chất lượng màu sắc bị giảm sút.
Với việc là tùy chọn cao cấp thì mẫu MacBook Pro khá phù hợp cho màn hình nano-texture. Nếu Apple thật sự làm như vậy thì giá nâng cấp từ màn hình thường lên màn hình nano-texture có thể cao hơn so với 100 USD như iPad Pro, nhưng theo tôi như vậy vẫn xứng đáng để có một màn hình sử dụng ở mọi nơi mà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trực diện.
Và trong lúc đã có nhiều tin đồn về MacBook Pro với màn hình OLED trong tương lai, tôi thật sự rất mong đợi một MacBook Pro OLED kèm nano-texture. Đó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo để sử dụng mọi nơi, không lo ngại ánh sáng mà vẫn có chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Cuối cùng, theo tôi thì một sản phẩm nữa có thể hưởng lợi từ màn hình cấu trúc nano chính là iPhone, đây cũng là thiết bị mà chúng ta sử dụng ngoài trời thường xuyên và nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng phản chiếu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời