Sau 40 năm nghiên cứu, các GS ĐH Stanford kết luận: Không thông minh, không chăm chỉ, cũng chẳng may mắn vẫn thành công!

    PV,  

    Không phải chăm chỉ, không phải thông minh cũng không phải may mắn, khả năng kiểm soát sự thoả mãn của bản thân sẽ là yếu tố xác định bạn có thành công hay không.

    Vào những năm 60 của thế kỉ 20, một giáo sư tại trường đại học Stanford là Walter Mischel bắt đầu thực hiện một loạt những nghiên cứu tâm lý học quan trọng.

    Trong thử nghiệm của mình, Mischel cùng nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hàng trăm trẻ em khác nhau, phần lớn trong độ tuổi từ 4 đến 5. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một thứ mà giờ đây trở thành yếu tố rất quan trọng để thành công trong sức khoẻ, công việc và cuộc sống.

    Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra, và quan trọng hơn là nó giúp gì được cho bạn.

    Thí nghiệm kẹo dẻo

    Thí nghiệm này bắt đầu với việc đưa từng đứa trẻ một tới một phòng riêng, yêu cầu chúng ngồi lên ghế và sau đó để kẹo dẻo trên bàn phía trước mặt lũ trẻ.

    Sau đó, các nhà thí nghiệm đưa ra một đề nghị với đứa trẻ. Họ nói rằng họ sẽ để kẹo dẻo trên bàn và đi ra khỏi phòng, nếu đứa trẻ không ăn kẹo dẻo, chúng sẽ nhận được thêm một cái nữa. Thế nhưng, nếu như đứa trẻ ăn chiếc kẹo này trước khi nghiên cứu viên quay lại, chúng sẽ không được cho thêm kẹo nữa.

    Lựa chọn rất đơn giản, ăn 1 cái ngay bây giờ hoặc 2 cái nếu biết chờ.

    Nhà nghiên cứu rời căn phòng trong 15 phút.

    Như bạn có thể tưởng tượng, viễn cảnh một nhóc tì ngồi trong phòng khá thú vị. Một số đứa nhảy lồng lên và ăn ngay chiếc kẹo dẹo khi nhà nghiên cứu vừa ra khỏi phòng. Một số khác đung đưa và nhún nhảy trên thế để kiềm chế bản thân, nhưng rồi thất bại vài phút sau. Trong khi đó, có một số ít chờ đợi được tới cuối mà không ăn kẹo.

     9 sắc thái của đứa trẻ trước khi chấp nhận từ bỏ và ăn kẹo.

    9 sắc thái của đứa trẻ trước khi chấp nhận từ bỏ và ăn kẹo.

    Được công bố vào năm 1972, nghiên cứu trên được gọi là Thí nghiệm kẹo dẻo, nhưng không vì món đồ ngọt kia mà thí nghiệm này nổi tiếng, phần thú vị tới sau đó vài năm.

    Sức mạnh của sự thoả mãn bị trì hoãn

    Vài năm qua đi, lũ trẻ lớn lên, các nhà khoa học tiếp tục theo dấu chân của chúng và thống kê theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Những gì họ tìm thấy khiến mọi người bất ngờ.

    Những đứa trẻ chấp nhận trì hoãn sự thoả mãn của bản thân và chờ đợi để có chiếc kẹo thứ 2, chúng đều đạt điểm thi SAT cao hơn, ít lạm dụng chất kích thích hơn, khả năng bị béo phì thấp hơn, xử lý stress tốt hơn, kĩ năng xã hội tốt hơn và có điểm số cao hơn trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống.

    Và nhóm nghiên cứu tiếp tục theo chân những đứa trẻ ngày nào tới khi họ 40 tuổi, một lần nữa nhóm chờ đợi để có 2 chiếc kẹo thành công trong nhiều lĩnh vực. Nói theo một cách khác, những thử nghiệm trên cho thấy trì hoãn sự thoả mãn là một yếu tố quan trọng của thành công trong cuộc sống.

    Nghe có vẻ lạ tai, nhưng nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy ví dụ của nó ở khắp mọi nơi.

    Giả sử bạn trì hoãn cảm giác thoả mãn khi được xem TV và thay vào đó bạn làm bài tập, sau đó bạn sẽ học tốt hơn và có điểm số cao hơn. Nếu như bạn trì hoãn cảm giác thoả mãn khi ăn đồ ăn vặt, bạn sẽ có thực đơn lành mạnh hơn khi về nhà. Nếu bạn trì hoãn cảm giác thoả mãn nghỉ ngơi sớm, tiếp tục tập luyện thêm vài lần, bạn sẽ khoẻ mạnh hơn... rất nhiều ví dụ khác nữa.

    Thành công thường tới từ việc chọn lựa giữa sự quy củ với những thứ xao nhãng. Và đây là tất cả những gì trì hoãn sự thoả mãn nhắm đến.

    Giờ đây, có thể một số người sẽ thắc mắc rằng: Liệu những đứa trẻ chờ đợi kia có khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn? và đây mới là thứ hình thành nên thành công? Hay chúng ta có thể phát triển kĩ năng này?

    Thứ gì xác định khả năng trì hoãn sự thoả mãn của mỗi người?

    Các nhà nghiên cứu tại đại học Rochester đã quyết định "nhái" lại thí nghiệm kẹo dẻo ngày nào, những với một thay đổi quan trọng.

    Trước khi mời bọn trẻ kẹo, các nhà khoa học chia lũ trẻ thành 2 nhóm.

    Nhóm đầu tiên được thử với những trải nghiệm không đáng tin cậy. Ví dụ như nhà nghiên cứu đưa cho đứa bé một hộp màu và hứa sẽ mang hộp to hơn tới cho chúng, nhưng họ không bao giờ thực hiện.

    Trong khi đó, nhóm thứ hai được thử với những trải nghiệm tin cậy hơn khi những thứ nhà nghiên cứu hứa đều thành hiện thực.

    Bạn có thể tưởng tượng được phần nào ảnh hưởng của hành động trên với thí nghiệm kẹo dẻo. Những đứa trẻ trong nhóm không đáng tin chẳng có lý do gì để chờ đợi rằng mình sẽ được 2 cái kẹo, vì lý do đó chúng ăn ngay mà không cần suy nghĩ.

    Trong khi đó, những đứa trẻ ở nhóm 2 đã thay đổi suy nghĩ để thấy rằng kiềm chế, trì hoãn được sự thoả mãn là thứ tốt. Mỗi khi nhà nghiên cứu hứa một thứ gì đó và rồi thực hiện, não bộ đứa trẻ sẽ có 2 suy nghĩ: 1 - chờ đợi sự rất xứng đáng, 2 - tôi có khả năng chờ. Kết quả cuối cùng, nhóm 2 chờ lâu gấp 4 lần nhóm 1.

    Nói theo cách khác, khả năng trì hoãn sự thoả mãn và thể hiện khả năng kiểm soát bản thân không phải là dấu hiệu quyết định, mà chúng có ảnh hưởng lớn bởi những trải nghiệm và môi trường xung quanh. Thực tế là, những tác động của môi trường gần như tức thì. Chỉ một vài phút nhận định hay có những trải nghiệm không đáng tin đã đủ để đẩy hành động của lũ trẻ sang một hướng đi khác.

    Vậy chúng ta có thể học được gì từ điều này?

    Làm thế nào để trì hoãn sự thoả mãn giỏi hơn?

    Trước khi vào vấn đề, hãy hiểu rõ điều này: vì lý do này hay khác, thí nghiệm kẹo dẻo đã trở nên rất nổi tiếng. Bạn có thể tìm thấy tư liệu về nó tại rất nhiều nguồn khác nhau. Thế nhưng, thí nghiệm nói trên chỉ là một mớ dữ liệu, một góc nhìn nhỏ vào câu chuyện lớn, câu chuyện hành công. Cách thức ứng xử của con người (và cuộc sống) rắc rối hơn rất nhiều, thế nhưng đừng lừa mình rằng chỉ với một lựa chọn mà đứa bé 4 tuổi làm có thể thay đổi cuộc đời chúng.

    Thế nhưng...

    Nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một điều: Nếu bạn muốn thành công ở lĩnh vực nào đó, tới thời điểm bạn sẽ phải tìm khả năng kỉ luật và hành động thay vì xao nhãng bởi công việc đồng thời làm những thứ dễ dàng hơn. Thành công trong bất kì lĩnh vực nào yêu cầu bạn phải bỏ đi những thứ dễ dàng để có thể gặt hái được thứ to lớn.

    Hay ở chỗ, nếu bạn không thấy mình giỏi kiểm soát sự thoả mãn bây giờ, bạn có thể luyện tập để giỏi hơn bằng cách thực hiện một vài bước cải thiện nhỏ. Trong ví dụ của lũ trẻ, điều này đồng nghĩa với việc chọn lựa những môi trường đáng tin cậy khi mà các nhà nghiên cứu hứa hẹn và rồi thực hiện nó.

    Chúng ta có thể làm điều tương tự. Chúng ta có thể rèn luyện khả năng kìm hãm sự thoả mãn, cũng giống như cách chúng ta tập cơ bắp ở phòng gym. Và bạn có thể làm điều đó tương tự như cách mà những đứa trẻ cùng các nhà nghiên cứu đã làm: Hứa một thứ gì đó nhỏ và rồi thực hiện nó. Một khi bạn làm đủ, não sẽ nói với bạn rằng 1 - chờ đợi là xứng đáng, 2 - tôi có khả năng làm được điều này.

    Dưới đây là 4 bước cụ thể:

    1. Hãy khởi đầu thật nhỏ. Hãy tạo những thói quen mới dễ tới nỗi bạn không thể từ chối.

    2. Cải thiện một thứ nào đó trong cuộc sống lên thêm 1%, đo ra sao là việc của bạn.

    3. Hãy làm lại những thứ trên trong ngày mới.

    4. Tìm cách để bắt đầu trong ít hơn 2 phút.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày