Một ngày sau sự cố cáp APG, đến lượt tuyến AAG gặp sự cố. Nguyên nhân và thời gian khắc phục chưa được thông báo cụ thể.
Theo thông in từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, cáp quang biển AAG vừa gặp sự cố trong ngày 8/1, khiến Internet Việt Nam đi quốc tế gặp ảnh hưởng. Nguyên nhân và vị trí đứt cáp vẫn chưa được xác định.
Đây là sự cố đầu tiên của cáp AAG trong năm 2017. Năm 2016, đã có 4 lần cáp AAG đứt và bảo trì, lần lượt vào các tháng 3, 6, 8 và đầu tháng 9/2016.
Cáp AAG lại gặp sự cố. Ảnh: SMC
Sự cố cáp AAG diễn ra chỉ một ngày sau khi thông tin tuyến cáp APG vừa khai thác đã đứt. Ngày 7/1, nguồn tin từ ISP trong nước nói với Zing.vn cho biết APG bị đứt ở gần trạm cập bờ Đà Nẵng. Tuy nhiên, do ở khoảng cách gần bờ, việc khắc phục đã diễn ra và dự kiến hoàn thành sớm.
AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.
Tính đến 2016, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia...
Trong khi đó, APG (Asia Pacific Gateway) là tuyến cáp quang biển mới được khai thác, có lưu lượng lớn nhất đang hoạt động tại khu vực châu Á, băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Hiện các nhà mạng đang khai thác ở mức 4 Tbps.
Tuyến cáp này có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới Thái Bình Dương, đi qua 9 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời