Sâu bột: Giải pháp thực phẩm an toàn trong tương lai

    PV,  

    Sâu bột có thể dùng làm thực phẩm cung cấp protein, phân hủy nhựa và làm phân bón cho cây trồng.

    Các nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Wake Forest (Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu loài sâu bột nhằm tìm ra phương hướng giải quyết những vấn đề về phát triển bền vững ở cấp độ toàn cầu hiện nay.

     Mô hình chăn nuôi sâu bột do các nhà khoa học thuộc Đại học Wake Forest chế tạo. Nguồn ảnh: WFU/Ken Bennett

    Mô hình chăn nuôi sâu bột do các nhà khoa học thuộc Đại học Wake Forest chế tạo. Nguồn ảnh: WFU/Ken Bennett

    Nghiên cứu này dựa trên công trình trước đó của Đại học Stanford về khả năng kì diệu của loài sâu bột. Chúng có thể ăn các loại nhựa xốp và các hình thái khác của polystyrene.Sâu bột là ấu trùng của loại bọ cánh cứng nhỏ, màu đen thuộc họ Tenebrionidae.

    Chúng không phải là loài côn trùng duy nhất có khả năng phân hủy nhựa. Sâu sáp (ấu trùng của một loài bướm đêm Ấn Độ) có thể nhai, ăn và tiêu hóa nhựa làm túi đựng rác.

    Trong ruột sâu bột có chứa nhiều loài vi sinh vật có khả năng phân hủy nhựa polyethylene (PE), theo nghiên cứu của Giáo sư Jun Yang và nghiên cứu sinh Yu Yang ở Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, và kĩ sư Wei-Min Wu ở Đại học Stanford.

    Nghiên cứu thống kê 100 loại sâu bột có khả năng tiêu thụ 34-39 miligram xốp cách nhiệt, tương đương khối lượng một viên con nhộng mỗi ngày. Các nhà khoa học cũng chú ý đến sức khỏe tổng quát của sâu bột và nhận thấy, những ấu trùng ăn toàn xốp cách nhiệt cũng khỏe mạnh chẳng kém gì những con sâu trưởng thành ăn cám.

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy sâu bột biến đổi nhựa thành CO2, sinh khối và chất thải có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn. Chất thải này có vẻ an toàn khi sử dụng làm phân bón cho cây

    Nhóm nghiên cứu đã thiết kế một khu vườn ươm sâu bột nhằm phát triển ba mục đích: Phân hủy nhựa, cung cấp thực phẩm cho con người và sử dụng chất thải để làm phân bón cho cây trồng.

    Dự án hứa hẹn trở thành tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển lương thực ở các nước thuộc thế giới thứ 3.

    Khu vườn chăn nuôi sâu bột được thiết kế chia làm 4 tầng và làm từ thủy tinh hữu cơ (plexiglass). Những con bọ trưởng thành cả đực và cái sẽ được nuôi ở tầng đầu tiên. Trứng của chúng khi đẻ ra sẽ rơi qua các lỗ nhỏ xuống tầng thứ hai. Tại đây trứng sẽ nở thành ấu trùng và được cho ăn xốp.

    Khi những con sâu bột lớn lên, chúng sẽ được chuyển qua tầng thứ ba. Ở nơi này chúng sẽ dần tiến đến giai đoạn trưởng thành và được cho ăn bột để làm sạch ruột. Phân của sâu bột ở tầng ba sẽ rơi xuống tầng bốn và được thu thập để dùng làm phân bón.

    Tại tầng ba, chúng ta có thể đem những con sâu bột đi làm thực phẩm hoặc cho chúng phát triển hoàn toàn đến mức độ trưởng thành và sinh sản rồi đem ngược chúng lên lại tầng một để tiếp tục chu trình.

    Các trang trại nuôi ấu trùng sâu bột có thể sản xuất nhiều protein có thể ăn được hơn so với các trang trại truyền thống nuôi gà, bò, lợn hoặc bò sữa đối với cùng một diện tích đất được sử dụng.

    Các nhà nghiên cứu đã so sánh các tác động môi trường của một trang trại nuôi sâu bột với các trang trại chăn nuôi truyền thống bằng cách sử dụng ba thông số: Đất sử dụng, nhu cầu năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Họ nhận thấy, đối với mỗi đơn vị protein ăn được được sản xuất ra, trang trại nuôi sâu bột cần đất và năng lượng tương tự ít hơn.

    Theo Khám Phá

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ