Sau hơn 1 thập kỷ trung thành với Linux, Munich sẽ chi ra 50 triệu Euro để chuyển sang Windows

    Nguyễn Hải,  

    Sau hơn một thập kỷ dùng song song cả hệ điều hành mã nguồn mở và Windows, giờ đây thành phố Munich sẽ chuyển hẳn sang dùng Windows để đơn giản hóa việc quản lý.

    Thành phố Munich của Đức, nơi từng được xem là người tiên phong cho mã nguồn mở, đã quyết định quay trở lại với Windows.

    Windows 10 sẽ được triển khai trên 29.000 chiếc PC của hội đồng thành phố, một bước chuyển đổi quan trọng cho một cơ quan đã sử dụng Linux trong hơn một thập kỷ nay. Việc triển khai sẽ bắt đầu từ năm 2020 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023, với chi phí ước tính khoảng 50 triệu Euro.

    Đơn giản hóa hệ thống phần mềm quản lý

    Munich từng được xem như một nhà vô địch về phần mềm mã nguồn mở, nhờ vào quyết định chuyển sang dùng desktop chạy trên nền Linux của họ vào năm 2013. Hệ điều hành đó được gọi là LiMux, ngoài ra họ còn dùng các phần mềm mã nguồn mở khác.

    Thị trưởng thành phố Munich, Dieter Reiter cho rằng việc chuyển sang Windows 10 là cần thiết để đơn giản hóa việc quản lý bằng máy tính desktop của thành phố. Theo ông, bằng việc chuyển sang Windows 10, hội đồng thành phố sẽ không còn phải chạy song song hai hệ điều hành trên máy tính nữa. Ông Reiter cũng đang đề cập đến một thói quen lâu nay tại Munich khi chạy cả các máy tính LiMux và một số lượng nhỏ các máy tính Windows cho các ứng dụng không tương thích với Linux và việc chạy máy ảo không phải là sự lựa chọn thích hợp.

    Chúng tôi luôn luôn có hỗn hợp các hệ thống, và những gì chúng tôi có ở đây là khả năng hoạt động với một hệ thống duy nhất. Có hai hệ điều hành chắc chắn là việc không kinh tế.” Ông cho biết khi phát biểu trong cuộc họp toàn thể hội đồng thành phố, nơi chấp thuận chuyển sang sử dụng Windows.

    Cũng có những sự bất đồng về tỷ lệ máy chạy Windows, với những lời chỉ trích dành cho hiện tại chúng chiếm đến 40% số máy tính, trong khi những người cho rằng con số chỉ khoảng 20%. Nhiều người khác cho rằng, hội đồng thành phố đã sử dụng song song hai hệ điều hành hơn 10 năm nay, nhưng chỉ có một số ít người gần đây nhấn mạnh đến việc quản lý bằng hai hệ điều hành là một vấn đề.

    Ngoài việc đơn giản hóa nền tảng máy tính của thành phố, thị trưởng Reiter còn cho rằng, việc quay trở lại Windows là cần thiết để giải quyết tình trạng hiệu suất thấp kém của đội ngũ IT tại Munich.

    Tôi chưa bao giờ cho rằng, tôi là một chuyên gia về mua sắm thiết bị IT. Nhưng tôi được 6.000 đồng nghiệp ủng hộ rằng, họ không hài lòng với hiệu suất của hệ thống hiện tại.” Ông cho biết.

    Những lời phản đối cho quyết định này

    Trong khi nhân viên từng báo cáo về những trục trặc với hệ thống IT tại hội đồng thành phố, các khảo sát trong quá khứ cho thấy rằng chỉ có một số ít nhân viên muốn quay trở lại Windows và Microsoft Office. Tuy nhiên, đã có những lời chỉ trích cho hệ thống IT, khi phòng nhân sự cho rằng năng suất đã bị “sụt giảm trầm trọng” do các sự cố và lỗi gặp phải khi in ấn trên các phần mềm mã nguồn mở.

    Năm ngoái, một nghiên cứu về IT của Munich do hãng tư vấn Accenture and Arf tiến hành nhận thấy rằng, chính quyền mất quá nhiều thời gian để cập nhật phần mềm và sửa lỗi, kết quả là nó dẫn đến “hệ thống IT lỗi thời, thiếu an toàn, thường rườm rà, dẫn đến lãng phí thời gian và năng suất.” Tuy nhiên, nguyên nhân cho các vấn đề này không phải do phần mềm mã nguồn mở, mà do việc thiếu phối hợp giữa hơn 20 phòng IT của cơ quan quản lý thành phố.

    Tiến sĩ Florian Roth, người lãnh đạo đảng Xanh tại Munich, đã đặt câu hỏi về việc tại sao hội đồng thành phố chi quá nhiều tiền cho việc chuyển đổi hệ điều hành khi việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở không phải là nguyên nhân cho các vấn đề trong hệ thống IT của thành phố.

    Chúng tôi đồng ý rằng việc cải thiện hệ thống IT là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên liệu hình thức đắt đỏ cho việc chuyển sang dùng hoàn toàn của Microsoft, với những chi phí tài chính có liên quan, có phải là câu trả lời hay không?” Ông cho biết.

    Cùng với việc chuyển sang Windows, hội đồng thành phố cũng đồng ý thực hiện thí điểm 6.000 bộ Microsoft Office 2016, bằng cách chạy trên máy ảo.

    Kết quả của cuộc thử nghiệm này sẽ được hội đồng thỏa luận vào cuối năm 2018, và sẽ được sử dụng để thông báo quyết định có nên thay thế bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở LibreOffice bằng Microsoft Office hay không. Nếu việc chuyển sang Microsoft Office được chấp thuận, dự kiến nó sẽ bắt đầu vào năm 2021 và hoàn thành vào cuối năm 2023.

    Việc di cư sang Windows 10 và thử nghiệm Microsoft Office 2016 sẽ trùng khớp với hoạt động cơ cấu lại các phòng IT của thành phố và nỗ lực mở rộng phần mềm ảo hóa trong các cơ quan thẩm quyền.

    Tham khảo ZDnet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ