Các báo cáo gần đây cho thấy, Amazon sẽ tự tạo kênh vận tải của riêng mình, bao gồm cả hàng không và đường biển.
Có thể bạn chưa biết, hầu hết các sản phẩm được sản xuất tại châu Á khi chuyển tới Mỹ đều phải thông qua đường thủy, nghĩa là trên biển. Các hoạt động này đã góp phần giúp ngành công nghiệp vận tải đường biển thu về khoảng 350 tỷ USD mỗi năm.
Còn theo những thông tin mới đây, Amazon đang tham vọng muốn được chia phần trong khoản thu kếch xù đó. Cụ thể, nguồn tin từ các nhà bán lẻ Trung Quốc biết, Amazon hiện đã được cấp phép trở thành dịch vụ vận tải đường biển tại Trung Quốc, bắt đầu với tuyến hàng hải Mỹ - Trung Quốc.
Amazon đã được cấp phép cho kênh vận tải đường biển của riêng mình.
Giấy phép này được Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC) cấp cho chi nhánh của Amazon tại Trung Quốc, công nhận dịch vụ vận tải đường biển giữa 2 nước này. Nói cách khác, Amazon hiện đã có cho riêng mình giấy phép vận tải đường biển, sau khi tự tạo kênh vận chuyển hàng không cách đây khoảng 1 tháng.
Điều này có nghĩa, giờ đây, Amazon hoàn toàn có thể vận chuyển hàng của mình từ Trung Quốc tới Mỹ, hoặc hợp pháp hóa cho các công ty tại Trung Quốc. Về cơ bản, giấy phép này không mang nhiều ý nghĩa tới người tiêu dùng, nhưng lại đem về hiệu quả lớn cho các đối tác của Amazon tại nước này.
Bởi nhờ có giấy phép vận chuyển đường biển Mỹ - Trung Quốc, các công ty tại thị trường tỷ dân có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà bán lẻ có trụ sở Mỹ, tránh việc phải ngồi chờ cả tuần trời sản phẩm mới tới tay người dùng. Ngoài ra chi phí cho việc vận chuyển này cũng tiết kiệm hơn rất nhiều.
Theo cách tính thông thường, việc vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển hiện nay khá rẻ. Thống kê từ Business Insider, các công ty sẽ bỏ ra trung bình từ 1.300 USD để vận chuyển một container hàng chứa khoảng 10.000 sản phẩm. Nghĩa là nếu chia bình quân, mỗi món hàng chỉ tốn khoảng 13 cent để vận chuyển
Giấy phép mà Ủy ban Hàng hải Liên bang cấp cho Amazon.
Hoặc cụ thể hơn, nếu muốn vận chuyển 1 chiếc TV màn hình phẳng đời mới theo đường biển, các đơn vị cũng chỉ cần bỏ ra chưa tới 10 USD. Được biết, phí vận chuyển này hầu hết đều liên quan tới nhân công lao động phải bỏ ra trong quá trình vận chuyển.
Đầu tiên, việc vận chuyển đường biển sẽ cần người chuyển container từ bến tàu để tàu cập cảng, cần người kiểm tra các lô hàng xem đã được sắp xếp đúng và ngay ngắn chưa, cũng như việc đảm bao các lô hàng qua đường biển đã được đóng thuế địa phương và không vi phạm pháp luật.
Nhìn chung, việc Amazon tham gia vào thị trường vận tải đường biển qua Thái Bình Dương sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thị trường này. Nhưng xét về lâu về dài, các chuyên gia cho rằng, Amazon sẽ nhanh chóng giúp nền công nghiệp vận tải biến sớm được áp dụng các kỹ thuật tự động hóa hiện đại hơn, bao gồm cả việc nâng cấp phần cứng và phần mềm.
Qua đó, quá trình kiểm duyệt hàng, vận chuyển hàng qua đường biển nói chung sẽ được nâng cao, tiết kiệm tối đa những chi phí mà các nhà bán lẻ phải bỏ ra. Tất nhiên, cũng thông qua việc được cấp phép vận tải đường biển, Amazon đang ngày một chứng tỏ, hãng đã bắt đầu tính tới việc thiết lập các kênh vận tải một cách tự chủ trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương