Sau này có muốn lười biếng thì hãy lười có kế hoạch như loài kiến

    ryankog,  

    Không phải con kiến nào cũng siêng năng, có những cá nhân rất lười, nhưng chúng lười có kế hoạch.

    Nếu phải kể tên một loài vật biểu tượng cho sự siêng năng chăm chỉ thì kiến chắc chắn phải nằm trong top đầu. Bạn luôn thấy chúng di chuyển ngay hàng thẳng lối theo trình tự như một tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, kiến cũng có muôn vàn loài kiến, trong đại đa số những cá nhân luôn làm việc thì còn đó những chú kiến chỉ ở một chỗ và chẳng làm gì cả, giống như bạn đang ngồi chơi xem bài này vậy.  Không chỉ kiến mà các nhà khoa học cũng phát hiện hành vi tương tự ở các lài côn trùng có tổ chức như ong.

    Khi kiến xây tổ, một số con cứ đứng trơ ra đấy, chẳng làm gì. Theo nghiên cứu mà đại học Georgia Tech công bố trên báo Science, chỉ khoảng 30% số kiến thợ là thực sự làm việc chăm chỉ, chúng có thể hoàn tất 70% quá trình xây tổ trong khi số kiến còn lại chỉ hoàn thành 30%.

    Sau này có muốn lười biếng thì hãy lười có kế hoạch như loài kiến - Ảnh 1.

    Một số con kiến rất nhát việc thậm chí còn chẳng làm gì. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu cho những kiến chăm chỉ ra ngoài thì những con kiến lười biếng lại bắt đầu làm việc nghiêm túc. Theo các nhà nghiên cứu, những con kiến này “đứng chơi" không phải do tính cách mà là một “nhiệm vụ”.

    Khi đào đường đi đến cuối tổ, nơi này sẽ có rất, rất nhiều kiến và sẽ gây ra tình trạng kẹt cứng, khiến công việc chậm lại, các nhà khoa học nhận thấy lúc này một số kiến sẽ bò ra và không làm việc nữa, nhờ đó giúp giải phóng đường đi. Cũng giống như khi có quá nhiều đầu bếp trong bếp, việc nấu ăn không thể diễn ra trôi chảy. Để kiểm nghiệm, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng quá trình này bằng máy tính và xác nhận những chú kiến bỏ việc sẽ giúp công việc đào tổ diễn ra nhanh chóng hơn.


    Sau này có muốn lười biếng thì hãy lười có kế hoạch như loài kiến - Ảnh 2.

    “Hành vi của lũ kiến gần như là cách tốt nhất để làm việc. Bạn cần phân biệt giữa lười biếng và dừng việc đúng lúc”, Daniel Goldman, nhà vật lý học tại Georgia Tech cho biết.

    “Đây là ví dụ điển hình cho việc làm ít sẽ mang lại lợi ích nhiều”, Ofer Feinerman, nhà nghiên cứu côn trùng tại Viện Khoa học Weizmann, nhận xét.

    Nhóm các nhà nghiên cúu của Georgia Tech đã tạo nên robot mô phỏng cách làm việc của kiến nhưng không thể so bì được, vì robot không thể linh hoạt bằng kiến. Nhưng những con robot này cũng khẳng định cách loài kiến làm việc là chính xác, trong nhiều trường hợp, một số cá nhân nên dừng việc và nhường chỗ cho người khác để có kết quả tổng thể tốt nhất.

    Sau này có muốn lười biếng thì hãy lười có kế hoạch như loài kiến - Ảnh 3.

    Nghiên cứu cách làm việc của loài kiến có thể giúp ích cho công nghệ robot tương lai, khi mà chúng ta có những “binh đoàn" robot. Ví dụ, một nhóm robot mang nhiệm vụ tìm đường vào toà nhà sụp đổ sau động đất để cứu nạn nhân, lúc này, chúng phải biết khi nào nên tiến vào và lúc nào các robot khác cần dừng lại để tránh bị kẹt.

    Gravish, nhà thiết kế robot lấy cảm hứng từ côn trùng, cho biết: “Chúng (loài kiến) phức tạp hơn rất nhiều so với robot. Tôi ước gì chúng ta có thể tạo ra được robot có sự phức tạo gần như vậy.”

    Tham khảo: ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày