Scandal gần đây của Facebook càng xoáy thêm vào nỗi đau của Zuckerberg: Họ không sở hữu một chiếc smartphone nào cả
Thất bại với việc tạo ra hệ điều hành Facebook Home làm công ty phải lệ thuộc vào các công ty sản xuất điện thoại và các công ty dịch vụ khác - ngọn nguồn cho những scandal gần đây của Facebook.
Facebook lại một lần nữa gặp rắc rối, lần này là vì việc họ trao cho các nhà sản xuất điện thoại dữ liệu người dùng thông qua các thỏa thuận hợp tác dài hạn. Trong số đó có cả một số công ty Trung Quốc, như Huawei – những công ty từ lâu thường bị cho là có hành vi thu thập trái phép dữ liệu người dùng.
Bởi vì phần lớn các giao dịch này đều không được tiết lộ, những nhà phê bình vẫn cho rằng nó là một ví dụ khác cho thấy mạng xã hội này không đảm bảo về quyền riêng tư và liên tục không giám sát thích hợp về dữ liệu người dùng như thế nào. (Công ty cho biết không có thỏa thuận nào dẫn đến việc lạm dụng dữ liệu và rằng hiện tại nó đang bị hủy bỏ).
Nhưng nếu bạn dành ra một chút thời gian để đặt câu hỏi về việc tại sao Facebook lại phải tham gia vào những thỏa thuận này, thì nó có nguồn gốc từ một trong những thất bại hiếm hoi của Facebook: Công ty chưa bao giờ làm được chiếc điện thoại của riêng mình.
Ngay từ thời gian đầu, Facebook đã phải dựa vào các công ty công nghệ khác và hệ điều hành của họ để đưa sản phẩm Facebook đến người dùng. Đó là lý do tại sao các thỏa thuận với những hãng điện thoại lại xuất hiện.
Họ cho phép các nhà sản xuất điện thoại làm lại các tính năng của Facebook, như tin nhắn, trực tiếp trên các điện thoại đó – một giải pháp thay thế cho các ứng dụng Facebook, hiện vẫn chưa có mặt trên tất cả các điện thoại. Facebook cần những thỏa thuận này để đưa dịch vụ của mình tới nhiều người hơn, và các nhà sản xuất điện thoại cũng cần dữ liệu người dùng Facebook để sao chép lại các trải nghiệm.
Trong suốt những năm qua, thành công mà Facebook đạt được lớn đến nỗi việc thiếu một chiếc điện thoại hay hệ điều hành của riêng họ chưa bao giờ trở thành vấn đề. Cho dù vậy, các sự cố như vừa qua cho thấy hoạt động kinh doanh của Facebook vẫn phải phụ thuộc vào thiết bị của các công ty khác. (Các dịch vụ do những công ty khác tạo ra là điều dẫn đến các scandal như Cambridge Analytica, các sự cố về quyền riêng tư khác của Facebook).
Facebook từng nỗ lực với điện thoại trong quá khứ. Họ xây dựng thiết bị của riêng mình và chấm dứt nó thay vì tạo ra được Facebook Home, hệ điều hành của riêng họ cho điện thoại. Được tiết lộ vào năm 2013, nó nhanh chóng là một thất bại. Thậm chí CEO Mark Zuckerberg còn thừa nhận về sự vắng mặt của Facebook trên thị trường điện thoại trong buổi báo cáo thu nhập gần đây của công ty.
“Một trong những điều tiếc nuối lớn nhất của tôi về cách chúng tôi điều hành công ty cho đến nay là việc chúng tôi không hình thành được cách các nền tảng di động phát triển tốt cho mình, bởi vì chúng đã được phát triển cùng thời điểm với giai đoạn đầu của Facebook.” Zuckerberg cho biết.
Tất nhiên, có một chiếc điện thoại sẽ không giải quyết toàn bộ vấn đề này. Không phải tất cả mọi người đều sử dụng cùng một điện thoại và không phải ai cũng sẽ sử dụng một chiếc điện thoại Facebook, và như Zuckerberg chỉ ra, khi smartphone mới xuất hiện cũng là lúc Facebook mới chỉ là một công ty non trẻ, không phải là một người khổng lồ như hiện nay.
Nhưng sở hữu hoàn toàn một sản phẩm – từ phần cứng đến phần mềm – là điều rất quan trọng, và rõ ràng rằng Facebook không muốn rơi vào tình trạng tương tự khi đến một lúc nào đó, các thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường trở thành những smartphone mới. Đó là lý do tại sao họ mua lại Oculus, và tại sao họ lại đang làm ra những chiếc kính AR của riêng mình.
“Công nghệ sẽ không được thiết kế xung quanh các ứng dụng. Nó sẽ được thiết kế xung quanh các mối quan hệ của chúng ta, bởi vì đó là những gì quan trọng với mọi người.” Zuckerberg cho biết trong buổi báo cáo thu nhập. “Và chúng tôi không làm được điều đó trong thế giới mobile. Vì vậy tôi rất kiên định với ý tưởng đảm bảo rằng nền tảng tiếp theo sẽ phản ánh những giá trị mà Facebook đại diện.”
Tham khảo Recode
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming