Trong bài viết chia sẻ trên trang cá nhân mới đây, ông Đỗ Cao Bảo, Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, trước đây khi nói đến công nghiệp hoá, người ta cho rằng phải có các nhà máy, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng ngày nay tư duy phải có nhà máy, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đã trở nên lỗi thời.
- Sếp FPT chỉ ra hai điểm mấu chốt quyết định Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia bán dẫn - điều từng giúp Nhật Bản, Hàn Quốc trở nên giàu có
- FPT bắt tay NVIDIA xây các AI Factory với hệ thống siêu máy tính, Chủ tịch Trương Gia Bình mơ đưa Việt Nam thành "AI Nation"
- Nikkei: Cơn sốt AI do Nvidia dẫn đầu khiến cổ phiếu công nghệ ở Việt Nam và một nước láng giềng tăng vọt, FPT thậm chí còn lập đỉnh lịch sử
Theo ông Đỗ Cao Bảo, với sự chuyên môn hoá rất cao trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu, ngày nay tư duy phải có nhà máy, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đã trở nên lỗi thời. Hiện nay có ba mô hình sản xuất như sau:
1/ Các công ty sản xuất sản phẩm truyền thống (tích hợp): là các công ty làm đủ cả 3 công đoạn, thiết kế, sản xuất và thương mại.
2/ Các công ty sản xuất thuần tuý (không thiết kế, không thương mại).
3/ Các công ty không nhà máy sản xuất, chỉ thiết kế, phần mềm, thương mại.
Hiện tại mô hình các công ty sở hữu sản phẩm mà không có nhà máy đang thắng thế. Ông Đỗ Cao Bảo dẫn chứng, Apple và NVIDIA là hai công ty có vốn hoá lên đến 3.000 tỷ USD chính là hai công ty không có bất cứ nhà máy sản nào của riêng mình, họ chỉ thiết kế, viết phần mềm và thương mại (thương hiệu, marketing, bán hàng và dịch vụ bảo hành, bảo trì).
Phần sản xuất họ thuê ngoài (Apple thuê Foxconn, Luxshare, Nvidia thuê TSMC). Tiếp theo Apple và NVIDIA là Broadcom (616 tỷ USD), AMD (258 tỷ USD), Qualcomm (228 tỷ USD), IBM (156 tỷ USD).
Trong khi đó, mô hình chỉ sản thuất thuần tuý có hiệu quả thứ hai. TSMC đứng đầu mô hình sản xuất thuần tuý, có vốn hoá 790 tỷ USD, tiếp theo là SMIC (25 tỷ USD), UMC (21 tỷ USD). Tất nhiên nhóm công ty này họ cũng có bộ phận thiết kế không lớn.
Còn mô hình sản xuất truyền thống có hiệu quả thấp nhất. Samsung đứng đầu, vốn hoá là 374 tỷ USD, tiếp theo là Texas Instrument (176 tỷ USD), Micron (140 tỷ USD), Intel 127 tỷ USD).
Nguyên văn bài đăng trên trang cá nhân của ông Đỗ Cao Bảo:
Trước đây khi nói đến công nghiệp hoá, người ta cho rằng phải có các nhà máy, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Tư duy ấy ở Việt Nam càng nặng, vì thế rất nhiều người Việt cứ bị ám ảnh bởi con ốc vít, thậm chí có người còn cho rằng phải sản xuất ra cả thép cứng làm con ốc vít.
Thế nhưng ngày nay tư duy phải có nhà máy, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đã trở nên lỗi thời, bởi sự chuyên môn hoá rất cao trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu. Hiện nay có ba mô hình sản xuất như sau:
1/ Các công ty sản xuất sản phẩm truyền thống (tích hợp): là các công ty làm đủ cả 3 công đoạn, thiết kế, sản xuất và thương mại.
2/ Các công ty sản xuất thuần tuý (không thiết kế, không thương mại).
3/ Các công ty không nhà máy sản xuất, chỉ thiết kế, phần mềm, thương mại.
Hiện tại mô hình các công ty sở hữu sản phẩm mà không có nhà máy đang thắng thế. Apple và NVIDIA là hai công ty có vốn hoá lên đến 3.000 tỷ USD chính là hai công ty không có bất cứ nhà máy sản nào của riêng mình, họ chỉ thiết kế, viết phần mềm và thương mại (thương hiệu, marketing, bán hàng và dịch vụ bảo hành, bảo trì). Phần sản xuất họ thuê ngoài (Apple thuê Foxconn, Luxshare, Nvidia thuê TSMC). Tiếp theo Apple và Nvidia là Broadcom (616 tỷ USD), AMD (258 tỷ USD), Qualcomm (228 tỷ USD), IBM (156 tỷ USD).
Mô hình chỉ sản thuất thuần tuý có hiệu quả thứ hai. TSMC đứng đầu mô hình sản xuất thuần tuý, có vốn hoá 790 tỷ USD, tiếp theo là SMIC (25 tỷ USD), UMC (21 tỷ USD). Tất nhiên nhóm công ty này họ cũng có bộ phận thiết kế không lớn.
Mô hình sản xuất truyền thống có hiệu quả thấp nhất. Samsung đứng đầu, vốn hoá là 374 tỷ USD, tiếp theo là Texas Instrument (176 tỷ USD), Micron (140 tỷ USD), Intel 127 tỷ USD).
Tôi rất thích câu nói: “ngày nay thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, rất tiếc rằng có rất ít người nhận ra điều ấy, thành công chỉ đến với những nhận thức ra sự thay đổi và có khả năng thay đổi” (tất nhiên thay đổi ở đây là thay đổi về công nghệ, về mô hình sản xuất, kinh doanh, thương mại và xu thế tiêu dùng, còn những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn trường tồn, vĩnh cửu với thời gian).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?