Huawei khẳng định, chip Kirin là "tài sản trí tuệ quý giá" và hãng không hề có ý thương mại hóa nó với các bên khác.
Brody Ji, Phó giám đốc mảng Sản phẩm của Huawei Consumer Business Group vừa hé lộ rằng họ không có kế hoạch nào trong việc phân phối vi xử lý Kirin cho các hãng khác. Ông Brody cũng chia sẻ thêm rằng Huawei coi Kirin là một tài sản trí tuệ giúp công ty này có thể cạnh tranh với những đối thủ của mình.
Trong bài buổi phỏng vấn với giới truyền thông, đại diện của Huawei cho biết: "Đối với chúng tôi, Kirin không phải là một mảng kinh doanh, mà là một sản phẩm, là công nghệ tân tiến nhất của Huawei, giúp chúng tôi có lợi thế hơn so với những tên tuổi khác trong làng điện thoại."
Huawei thành lập HiSilicon – bộ phận phụ trách sản xuất chip Kirin, hồi năm 2004. Vi xử lý Kirin là "đầu não" của hầu hết chú dế nhà Huawei, với số lượng smartphone bán ra lên tới 173 triệu máy chỉ trong năm ngoái. Ông lớn trụ sở Thâm Quyến này cũng cho ra lò một số mẫu sử dụng chip của Qualcomm, tuy nhiên 60 – 70% sản phẩm của họ đều dùng bộ xử lý "cây nhà lá vườn". Huawei lựa chọn Kirin SoC cho các thiết bị flagship và tầm trung, trong khi đó Qualcomm 400 series sẽ là giải pháp dành cho máy giá rẻ.
Huawei hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông và truyền thông, thế nhưng họ cần phải nỗ lực rất nhiều để khẳng định bản thân trong thị trường điện thoại cao cấp. Thậm chí đến chính CEO Eric Xu cũng phải thừa nhận rằng họ phải cố gắng hơn nữa để gặt hái được kết quả khả quan hơn. Năm 2017, Huawei chỉ đạt doanh thu 92 tỷ USD, kém hơn mục tiêu đặt ra là 100 tỷ USD. Phần lớn lợi nhuận của họ đến từ các thiết bị mạng, Internet 5G.
Tháng sau, Huawei sẽ tung Kirin 980 - con chip 8 nhân (4 nhân Cortex A76 đạt xung nhịp 2.36GHz, 4 nhân Cortex A53 đạt xung nhịp 1.84GHz), được xây dựng dựa trên quy trình 7nm hiện đại, ra thị trường. Nó sẽ xuất hiện trên cặp smartphone flagship Mate 20 và Mate 20 Pro tại sự kiện diễn ra ở London vào ngày 16/10 tới đây.
Theo Gizmochina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập