Siberia nóng tới 40 độ C, đang chờ các bên nghiên cứu xác nhận kỷ lục đáng lo ngại
Chưa rõ đây đã là đỉnh điểm đợt nóng chưa.
- Khám phá bí ẩn của loài linh cẩu thời tiền sử, chúng đã từng sinh sống cả ở Bắc Cực
- Truyền kỳ về 'xe lửa mặt đất' - những con quái vật được quân đội Mỹ sử dụng ở vùng Cực Bắc
- Những thay đổi lớn đang diễn ra bên trong lòng Trái Đất khiến cực từ phía Bắc di chuyển dần về phía Siberia
- Tại sao lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực vừa đột ngột đóng lại?

Nắng chói chang trên bầu trời Siberia.
Suốt thời gian qua, khu vực Bắc Cực chịu đựng đợt sóng nhiệt lớn khiến nơi đây nóng chẳng khác gì các vùng xích đạo và cận xích đạo. Hôm thứ Bảy vừa rồi, nhiệt độ vùng Siberia vừa chạm ngưỡng kỷ lục 40,5 độ C, nắng nóng chẳng khác gì Việt Nam hiện tại.
Nhiều khả năng đây là mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận tại khu vực trên Vòng Bắc Cực, hiện tại các bên nghiên cứu khí tượng đang xác nhận kỷ lục đáng báo động này. Năm ngoái, nước Nga trải qua đợt nắng nóng nhất trong lịch sử, nhưng có vẻ khí hậu đất nước nổi tiếng với cái lạnh này đang nhăm nhe phá kỷ lục năm ngoái.
Mức nhiệt mới đo được trong khu vực cận Bắc Cực đã tăng 10 độ C so với tháng vừa rồi, lượng băng trong biển Bắc Cực tiếp tục xuống thấp khi những đợt nóng tràn qua khu vực. Mọi năm, tháng Sáu mới là mùa băng tan nhưng sự kiện này năm nay diễn ra sớm hơn cùng kỳ mọi năm. Chưa rõ đây đã là đợt nóng đỉnh điểm chưa.
Đây lại là một hậu quả nữa của biến đổi khí hậu, chẳng biết phải chứng kiến bao nhiêu bài học cảnh tỉnh nữa trước khi nhân loại cùng chung tay hành động vì mục đích sống sót chung.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Dù mất từ năm 1955, nhưng cả thế giới công nghệ hiện đại vẫn đang vận hành dựa trên những điều mà Albert Einstein từng nghĩ ra!
Ngày 18 tháng 4 năm 1955, tại bệnh viện Princeton ở tiểu bang New Jersey (Hoa Kỳ), Albert Einstein – nhà vật lý vĩ đại nhất của thế kỷ 20 – trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76.
Trải nghiệm MacBook Air M4: chiếc Air mạnh nhất và có thể là laptop đáng mua nhất của Apple hiện nay