Sinh viên đại học hack con chip của Google, giúp nó biết được đồ vật đang chạm vào là cái gì

    Ntt13789,  

    Sức sáng tạo của giới trẻ quả thật không có giới hạn.

    Máy tính nhận diện được chất liệu
    Máy tính nhận diện được chất liệu

    Dự án Soli, được ra mắt tại Hội nghị Google I/O năm 2015, là một con chip nhỏ có sử dụng radar để phát hiện những cử động dù là nhỏ nhất của bàn tay và ngón tay con người. Nó được thiết kế chỉ để tương tác với thiết bị di động, nhưng những sinh viên ở Đại học St.Andrew đã tìm ra phương pháp sử dụng một con chip đơn giản làm cho một thiết bị điện tử có thể cảm ứng được đồ vật.

    Con chip Soli được phát triển bởi nhóm Các Dự án và Công nghệ tiên tiến của Google (ATAP), sử dụng cùng loại radar mà các sân bay sử dụng để theo dõi máy bay đến và đi. Con chip phát ra sóng radio và sóng radio sẽ dội ngược lại từ tay của một người, các tín hiệu đơn được nhận về có thể giải mã được những chuyển động dù là nhỏ nhất của tay người.

    Nhưng các sinh viên khoa học máy tính ở trường Đại học St.Andrew, bao gồm: Hui-Shyong Yeo, Gergely Flamich, Patrick Schrempf, David Harris-Birtill và Aaron Quigley đã khám phá ra rằng các chất liệu khác nhau sẽ tạo nên các tín hiệu khác nhau. Vì vậy, họ đã áp dụng machine learning vào cho nó, cuối cùng một máy tính đã có khả năng nhận biết những thứ mà con chip Soli chạm vào.

    Công nghệ RadarCat

    Nghiên cứu này được gọi là RadarCat, không chỉ giới hạn ở việc chỉ ra những đối tượng được làm từ cái gì, có thể là từ kim loại, nhựa hoặc gỗ. Trong video giới thiệu về RadarCat, chúng ta có thể thấy phần mềm của thiết bị xác định chính xác một chiếc cốc thủy tinh rỗng và một chiếc cốc thủy tinh có nước. Thiết bị không phải lúc nào cũng đưa ra các dự đoán chính xác khi gặp phải các vật liệu mới, tuy nhiên với việc sử dụng machine learning, có nghĩa là thiết bị sẽ trở nên ngày càng tốt hơn thông qua các lần tương tác trong tương lai.

    Trong khi phần cứng của Dự án Soli không phải là nhỏ để lắp đặt trong một chiếc smartphone, nhưng nó vẫn hữu dụng khi sử dụng với RadarCat có cùng kiểu dáng. Ví dụ, thay vì dựa vào các camera tốc độ cao để phân loại rác thải dùng cho tái chế, thiết bị RadarCat có thể thực sự cảm nhận được đối tượng được làm từ cái gì và nên xử lý thế nào cho đúng cách.

    Tiềm năng cho việc cải thiện sự tương tác của robot với thế giới sử dụng công nghệ này cũng rất thú vị. Chúng có thể ngay lập tức biết được khi chạm vào da con người và biết là cần phải thật nhẹ nhàng và tránh làm da bị thương. Hoặc nếu robot cầm vào một vật kim loại khá nặng, chúng có thể điều chỉnh lực siết để đảm bảo đồ vật không bị rơi.

    Công nghệ RadarCat sẽ được giới thiệu ở Hội nghị chuyên đề ACM 2016 Công nghệ và Phần mềm được tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản từ ngày 16 - 19 tháng 10.

    Tham khảo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ