Nhóm sinh viên Đại học FPT vừa bảo vệ tốt nghiệp với đồ án “Hummingbird”, chế tạo “máy bay” giúp người dùng có thể selfie thoải mái từ độ cao hàng chục mét trên không bằng chính chiếc điện thoại của mình.
Nhận thấy xu hướng chụp ảnh selfie đang rất phổ biến đối với hầu hết người dùng smartphone, 5 nam sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT đã nảy ra ý tưởng sử dụng máy bay mini, cùng hệ thống điều khiển từ xa để chụp các bức ảnh từ trên cao.
Khác với các sản phẩm flycam đắt đỏ trên thị trường, “Hummingbird” của nhóm sinh viên Đại học FPT hướng tới đối tượng phổ thông nên có giá thành “mềm” và thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng
Cụ thể, nhóm “Hummingbird” đã áp dụng phần mềm nhúng để thiết kế ứng dụng Android trên điện thoại, hỗ trợ người dùng điều khiển flycam để quay phim, chụp ảnh, livestream… Sản phẩm công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian và công sức, phục vụ nhu cầu sáng tạo hình ảnh toàn cảnh trên không trung.
Nhờ am hiểu sâu sắc giải thuật từ những dự án ứng dụng CNTT tại Đại học FPT, các thành viên nhóm “Hummingbird” đã hoàn thành xuất sắc đề tài đầy thử thách. Điểm chung của các thành viên trong nhóm là cùng yêu thích công nghệ, đặc biệt là phần mếm nhúng. Vì thế, các thành viên đã rất kiên trì với việc “cân não” nghiên cứu và thí nghiệm sản phẩm nhiều lần để tạo ra một “chiếc máy ảnh biết bay” có đầy đủ tiện ích, nhưng giá cả thấp hơn nhiều lần các sản phẩm trên thị trường.
Ban đầu, nhóm “Hummingbird” gặp phải khó khăn trong việc giữ máy bay ổn định, vì thiếu nhiều kinh nghiệm vật lý, giải thuật lạ và xử lý tín hiệu từ cảm biến. Ngoài ra, các sinh viên CNTT hầu như không có kinh nghiệm về cơ khí nên phải dành nhiều thời gian để tập hàn, đấu nối, cắt gọt linh kiện...
Ban ngày các nam sinh nhóm “Hummingbird” hầu như kín lịch học trên lớp, hết giờ học mới có thể dành thời gian cho “đứa con công nghệ” của nhóm mình. Nhiều buổi ham quá, cả nhóm mải mê thảo luận với nhau đến gần nửa đêm. Khi giật mình nhận ra đã khuya mới cuống cuồng thu dọn đồ đạc về phòng.
Nhắc đến những kỉ niệm khi làm đồ án, các thành viên nhóm “Hummingbird” không thể quên: “Những lần quét nhà thấy từng chiếc ốc vít cũng không dám vứt đi, phải gói ghém cất cẩn thận, vì sợ lúc cần đến linh kiện lại không có. Hay khi thí nghiệm sản phẩm ngoài trời, cả nhóm nhiều lần cười chảy nước mắt vì cảnh các thành viên chạy tóe khói để tránh máy bay lao vào người”.
Nhóm 5 sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT trong lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp "Hummingbird"
Nhóm sinh viên thực hiện đồ án FPT “Hummingbird” được các thầy phản biện đánh giá cao về khả năng lập trình và teamwork trong buổi bảo vệ đồ án cuối kỳ vừa qua.
Có những lúc bế tắc hàng tuần trời, đồ án không tiến triển thêm được chút nào. Nhưng các thành viên trong nhóm vẫn kiên trì làm việc, quyết tâm không lùi bước. Cả nhóm dành nhiều thời gian tự nghiên cứu và nhờ sự hướng dẫn của thầy cô để tìm ra giải pháp hoàn thiện sản phẩm.
TS. Phan Duy Hùng, giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT đánh giá: “Các sinh viên nhóm “Hummingbird” đã phát triển và làm rất chỉn chu chiếc flycam từ phần cứng cho đến phần mềm giám sát trên Android. So với các sản phẩm khác, đồ án của nhóm nổi bật ở nhiều cải tiến trong giải thuật điều khiển và khả năng lập trình”.
Thời gian 4 tháng là không đủ để làm ra 1 sản phẩm công nghệ chất lượng cao hoàn hảo. Vì thế, các thành viên cần thực nghiệm không ngừng để tìm được giải pháp tối ưu nhất. Trong tương lai, nhóm dự định sẽ tìm hiểu thêm về khí động học, giải thuật cân bằng… để hoàn thiện và đưa sản phẩm vào thị trường.
Các sản phẩm công nghệ như “Hummingbird” sẽ nhanh chóng phổ biến trong cuộc sống khi có ngày càng nhiều những ý tưởng áp dụng CNTT của sinh viên được đắp thành hình. Trưởng nhóm “Hummingbird” Phạm Hùng Mạnh chia sẻ: “Nếu dám đưa những hạt giống trong đầu vào thực tế và nỗ lực thực hiện công việc với niềm đam mê, thì dù công nghệ có khó đến đâu chúng ta cũng nhất định sẽ làm được”.
Theo ictnews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập