Sinh viên Trung Quốc sẵn sàng gửi ảnh nhạy cảm của bản thân để được vay tiền trên mạng
Người Trung Quốc hiện nay không ngại ngùng chia sẻ dữ liệu cá nhân riêng tư của họ cho các công ty công nghệ.
Hiện người dân Trung Quốc không ngại việc chia sẻ các thông tin cá nhân của họ, thậm chí là cả những hình ảnh nhạy cảm để đổi lại việc được vay mượn với mức lãi suất hấp dẫn hơn từ các công ty tài chính online.
Sự sẵn sàng chia sẻ thông tin của người dùng chính là mấu chốt để nhà nước Trung Quốc thu thập dữ liệu trên mạng của người dân họ. Khoảng 80% số lượng thông tin các nhân trên mạng sẽ vào tay chính phủ Trung Quốc để sử dụng vào các mục đích riêng, theo thông tin của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết trong một buổi nói chuyện cùng với CEO Dell, Michael Dell.
Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang.
WeLab là một công ty chuyên cho vay trực tuyến ở Trung Quốc. Họ sẽ đề nghị lãi suất hấp dẫn hơn nếu người dùng cho phép công ty được truy cập các thông tin để đánh giá độ tín nhiệm của người dùng, ví dụ như ứng dụng họ đã tải, họ đang ở đâu dựa vào GPS, mạng xã hội họ sử dụng và bảng điểm của họ. Ví dụ như nếu chấp nhận cho WeLab liên kết với Facebook, người dùng sẽ được giảm 5% chi phí mượn tiền, tương tự với LinkedIn sẽ là 10%. Công ty thường đưa ra mức lãi suất dự vào các thông tin thu thập từ người dùng. Mức lãi suất trung bình ở đây là khoảng 20-30%.
"Người Trung Quốc không hề ngại ngùng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân, cho thông tin thẻ tín dụng, đưa số tài khoảng ngân hàng. Cứ nhìn vào ví dụ của các công ty về vay mượn thì chúng ta sẽ thấy rõ, mọi người muốn chứng minh khả năng chi trả của họ bằng cách đưa thông tin tài khoản ngân hàng", theo lời Jenny Lee tại công ty GGV Capital tại Thượng Hải chia sẻ.
Tuy nhiên nhiều người trong số họ chia sẻ một cách quá đà. Một số sinh viên đã thiếu tiền đến mức phải gửi ảnh khỏa thân cho một số công ty vay tiền trực tuyến, theo nguồn tin của trang People's Daily. Thường thì mọi người sẽ được phép vay 15.000 tệ (khoảng 2280 USD) nếu họ đang học tiến sĩ hoặc theo học đại học nổi tiếng, với lãi suất khoảng 30%. Có nhiều nguồn tin cho rằng những tấm ảnh khỏa thân của họ sẽ được gửi về cho gia đình nếu họ không trả đúng hạn.
Cách thức mới
Cách thức đánh giá người dùng qua điện thoại có lẽ đã bắt nguồn từ quá khứ, tất cả dữ liệu hiện nay đều được chia sẻ một cách tự nguyện, theo lời chia sẻ của CEO WeLab, Simon Loong.
"Trước khi được phép vay mượn, nhân viên ngân hàng sẽ đánh giá bạn qua cách bạn chải đầu, giày của bạn mang là gì, v.v... Và cách bạn sử dụng điện thoại sẽ cho thấy tính cách con người của mình", Loong cho biết.
Sự quan tâm của nhà đầu tư
Công nghệ của WeLab đã thu hút được sự chú ý của những ông lớn từ Đông Nam Á, do đó họ đã được nhận số vốn trị giá 160 triệu USD. Ngoài ra, những công ty chuyên về thu thập người dùng của Trung Quốc cũng nhận được sự chú ý không nhỏ từ nhà đầu tư. Ví dụ như công ty Rapid Finace đã lấy thông tin từ Tencent Holdings, bao gồm mức độ dùng dịch vụ nhắn tín, số lượng bạn trên mạng, thời gian sở hữu điện thoại, thói quen mua sắm và chơi game trên mạng. Họ đã thu hút được vốn không nhỏ từ các nhà đầu tư ở Mỹ.
Simon Loong.
Việc thu thập dữ liệu của người dùng không phải là vấn đề riêng của Trung Quốc. Ở Mỹ, đây là một ngành kinh doanh trị giá 16 tỉ USD, và nó đang dự đoán là ngành kinh doanh công nghệ có mức tăng trưởng về doanh thu nhanh nhất, có thể đạt 23 tỉ USD vào năm 2019. Những công ty về cho vay mượn ở Mỹ sẽ thu thập thông tin mạng xã hội của người dùng để kiểm tra độ tín nhiệm. Tuy nhiên, Facebook đã và đang làm khó các công ty muốn lấy thông tin của người dùng, theo đầu báo Wall Street Journal cho biết.
Ít sự cản trở hơn
Việc dễ dàng thu thập dữ liệu của người dùng Trung Quốc xuất phát từ văn hóa và ít rào cản về pháp lí. Trung Quốc đang muốn trở thành người dẫn đầu trong việc thu thập thông tin cá nhân, với cơ sở dữ liệu đồ sộ nhất thế giới. Họ đang nắm giữ thông tin của gần 1,3 tỉ người Trung Quốc, với các phân tích sâu và rộng dựa vào các dữ liệu thu thập trên điện thoại. Những dữ liệu này có thể kể đến như thông tin bảng điểm học tập, sức khỏe, việc làm, thành tích cá nhân và những dữ liệu được xem là tuyệt mật/ cá nhân ở các quốc gia khác.
"Có một lượng lớn khách hàng chấp nhận việc không có sự riêng tư và bị nghe lén", Lee cho biết. Chính phủ của Trung Quốc cho phép các công ty nhà nước toàn quyền sử dụng dữ liệu riêng tư, với lời cam kết bảo mật chúng.
Tham vọng của Trung Quốc
"80% số dữ liệu chúng tôi thu thập sẽ được đưa ra một cách công khai. Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có cơ sở dữ liệu người dùng lớn nhất thế giới", Thủ Tướng Trung Quốc Lee cho biết. Khoảng 20% số dữ liệu còn lại sẽ được dùng cho hệ thống "Tường Lửa Trung Quốc" ("Great Firewall of China").
Sự đầu tư từ các ông lớn
Không chỉ những công ty về cho vay mượn sẽ vui vì tham vọng của Trung Quốc trong tương lai, mà còn những công ty lớn khác nữa. Công ty tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, Baidu, đang đầu tư vào một công ty sản xuất ô tô có tên Bitauto, cùng một công ty chuyên về bản hiểm có tên Pacific Property Insurance. Họ dự định sẽ dùng dữ liệu tìm kiếm của người để bán bảo hiểm xe ô tô, được dự tính sẽ là ngành kinh doanh trị giá 200 tỉ USD vào năm 2021.
Mảng làm phim của công ty Alibaba đã thu thập thông tin cá nhân người dùng để trợ giúp họ trong việc sản xuất phim, theo nguồn tin của South China Morning Post. CEO Zhang Qiang của Alibaba Pictures Group cho biết sẽ dùng dữ liệu đó để sản xuất phim theo thị hiếu của người dùng.
Dịch vụ tương tự Uber tại Trung Quốc, Didi, công ty mà Apple vừa đầu tư 1 tỉ USD, cho biết sẽ tích hợp dịch vụ của họ vào mạng lưới phương tiện di chuyển công cộng của chính phủ. Tencent cũng đã hứa chia sẻ dữ liệu người dùng của họ cho công ty.
Phản đối từ các công ty khác
Tuy nhiên không phải công ty nào cũng xâm phạm quyền riêng tư như vậy. Theo ông Zhou Jing, CEO của công ty cho vay mượn Dumiao, cho biết "Chúng tôi cảm thấy việc xâm phạm thông tin cá nhân của người dùng sẽ làm mất nhiều khách hàng". Thay vào đó, họ sẽ sử dụng khoảng 100 dữ kiện trên người dùng từ phía chính phủ và các đối tác khác, thay vì dữ liệu điện thoại hay mạng xã hội. Ngoài ra, lãi suất của họ cũng tương tự ngân hàng.
Ông Zhou cũng cho biết việc cho vay mượn dựa vào dữ liệu cá nhân của người dùng đang là một trào lưu nhất thời, hiện hình thức cho vay mượn nguyên thủy vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn.
Jenny Lee tại công ty GGV Capital cho biết có một tài xế Didi khi được hỏi về sự an toàn của dữ liệu của mình, anh ta đã trả lời: "Tôi không lo đâu, nếu có gì xảy ra thì chính phủ sẽ bảo vệ tôi".
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?