Sợ cả đời không được một lần lái máy bay, nông dân Trung Quốc tự chế riêng cho mình một chiếc
Một nông dân trồng tỏi kiêm một thợ hàn Trung Quốc có tên Zhu Yue đã tự mình chế ra một bản sao của chiếc máy bay Airbus A320.
Ngay từ khi còn bé, ông Zhu Yue đã mơ ước được một lần đi máy bay. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Zhu bỏ học khi vừa vào cấp hai và trước khi khở thành thợ hàn trong một nhà máy, ông từng là nông dân trồng tỏi và hành tây.
Ông Zhu Yue
Năm ngoái, khi bước sang tuổi 39, Zhu nhận ra rằng ông không còn có cơ hội sở hữu và lái một chiếc máy bay thực sự. Chính vì thế, dựa trên mô hình đồ chơi của chiếc Airbus 320, Zhu cùng với 5 người bạn, những người cũng đam mê máy bay như ông, bắt đầu dự án xây dựng một chiếc máy bay cho riêng mình.
Để có vốn cho dự án này, Zhu đã bán đi chiếc xe hơi mà ông vất vả lắm mới mua được. "Nếu không thể xây dựng một chiếc máy bay cho bản thân mình, tôi sẽ hối hận suốt phần đời còn lại", Zhu chia sẻ.
Zhu đo kích thước của mô hình đồ chơi và dựa vào các bức ảnh trên mạng để tính toán ra kích thước chiếc máy bay mà ông muốn xây dựng. Với 60 tấn thép, Zhu cùng 5 người bạn bắt đầu chế tạo thân máy bay dài 37 mét và hai cánh dài 36 mét cũng như bản sao chân thực của buồng lái, động cơ và thậm chí cả cầu thang lên máy bay.
Zhu mất hai năm và 375.000 USD để chế tạo chiếc máy bay này.
Ông Zhu (đứng thứ hai từ bên phải sang) cùng những người bạn
Vì chiếc Airbus này không thể bay nên Zhu sẽ biến nó thành nhà hàng. Theo ông, sẽ có 36 ghế hạng nhất trong nhà hàng đặc biệt của ông thay vì 156 ghế trên chiếc Airbus 320 tiêu chuẩn. Quan trọng hơn, Zhu sẽ trải thảm đỏ để các thực khách đến nhà hàng cảm thấy mình được tiếp đón như các nguyên thủ quốc gia.
Dự kiến chiếc Airbus 320 của ông Zhu sẽ được hoàn thành và bắt đầu đón khách trước khi năm 2018 kết thúc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"